Là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của thế giới và Việt Nam,có sức tàn phá ghê gớm làm cho ngành chăn nuôi xơ xác như vừa bị cơn bão tràn qua…
Hàng năm, nhà nước phải bỏ ra nhiều tỷ đồng nhưng vẫn chưa thanh toán được dịch.Tai xanh thực sự là thách thức, là nỗi ám ảnh của người chăn nuôi lợn (heo)
2. Nguyên nhân, đường lây truyền
Do virus PRRS gây ra, lây truyền qua đường ăn, uống, không khí, nước rửa chuồng khi virus vào cơ thể sẽ tiêu diệt đại thực bào (là tiên đồn bảo vệ cơ thể), làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho những bệnh khác nhiễm kế phát (gần giống bệnh HIV của người).
3. Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán
Khi virus PRRS vào trong cơ thể sẽ tấn công vào cơ quan miễn dịch, làm giảm sức đề kháng, gần giống bệnh HIV của người. Khi sức đề kháng giảm, lợn sẽ bị mắc nhiều bệnh kế phát đặc biệt nếu ghép với dịch tả lợn thì tỷ lệ chết sẽ rất cao. Triệu chứng nổi bật là sốt đỏ khắp người, lợn nái dễ sảy thai hàng loạt, thai khô, thai gỗ, thai chết lưu, có biểu hiện ho, kém ăn. Lợn đực giống sốt lừ đừ, ăn kém, giảm hưng phấn, số lượng và chất lượng tinh dịch, tỷ lệ đậu thai đều giảm. Lợn con, lợn choai thường bị ho, tiêu chảy, sốt đỏ người hàng loạt, lợn dưới 15kg tỷ lệ cứu sống thấp.
4. Phòng bệnh
Thường xuyên khử trùng tiêu độc, vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng iod sát trùng. Tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh định kỳ.
Vắc Xin phòng bệnh tai xanh do công ty CP tập đoàn Đức Hạnh Marphavet sản xuấtvới chủng nhược độc dòng Bắc Mỹ.
Dùng một trong các loại Premix trộn theo định kỳ như: DOXY 2% PREMIX, MARFLOMIX, Tylvalmix
Hai loại thuốc trên sẽ trộn luân phiên, vừa có tác dụng phòng bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, vừa có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bổ sung khoáng, vitamin, acid amin thiết yếu …
5 . KHẮC PHỤC DỊCH TAI XANH
Khi tai xanh xảy ra, thiệt hại là rất khủng khiếp. không ai có thể khẳng định được sẽ chữa khỏi bao nhiêu %, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi lợn, số bệnh đã được tiêm phòng, cách khắc phục khi dịch xảy ra có đúng hay không?
Phác đồ điều trị bệnh kế phát tai xanh của MARPHAVET: cần làm đủ các bước, không được thiếu
Bước 1. Phun thuốc khử trùng tiêu độc: bằng IOD MAR 5% của MARPHAVET,
Bước 2. Tiêm vắc xin dịch tả lại toàn đàn ( Cho heo còn khỏe)
Bước 3. Hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng: GLUCO-K-C-NAMIN, MARNAGIN-C, MARTOSAL, ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C, MARPHASOL THẢO DƯỢC
Bước 4. Chống kế phát bằng kháng sinh phổ rộng, có thể dùng 1 trong các loại sau: MARPHAMOX-LA, MARFLO-45%, CEFANEW- LA…
Bước 5. Trộn kháng sinh phổ rộng dạng premix như DOXY 2% PREMIX, MARFLOMIX… Nếu không duy trì được đến ngày thứ 10-12 thì đừng ai vội khẳng định là khỏi.
Bước 6. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt
Chúng ta làm theo phác đồ cụ thể như sau: Phun thuốc sát trùng mỗi ngày một lần trong những ngày chữa bệnh, sau đó dùng thuốc như sau: