Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho lợn

* Chỉ định phẫu thuật: 
– Xử lý các trường hợp đẻ khó do : Âm đạo và cổ tử cung bị hẹp, hướng thai không thuận, thai chết lâu do bị trương to.
– Phẫu thật cần tiến hành càng sớm càng tốt.
* Cố định gia súc: Cố định lợn ở tư thế nằm ngửa
– Phương pháp cố định này thường dùng trong trường hợp phẫu thuật vùng bụng.
– Dùng một máng ăn ( phải được sát trùng sạch) bên dưới được lót bằng bao bố, đặt lợn ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn.
– Hoặc có thể giữ lợn nằm về phía bên trái, tay người giữ lợn cầm chặt chân trái của lợn, tay phải cầm chân trái sau. Đầu gối tì mạnh lên sau tai lợn ( sau tai lợn có 1 huyệt).
* Vệ sinh, sát trùng vùng mổ: 
– Cắt và cạo sạch lông vùng cần mổ, sát trùng vùng mổ bằng IOD SÁT TRÙNG
– Vùng cần mổ:
+ Đường thẳng 1: Kẻ từ mỏm hông kéo thẳng xuống bụng
+ Đường thẳng 2: Một đường nằm ngang song song với xương sống giữa mỏm hông và khớp đùi.
– Vết mổ cách giao điểm giữa 2 đường thẳng từ 2-3 cm về phía trước
* Gây tê: dùng Novocin 1% tiêm vào dưới da và vùng cơ vách bụng liều 50-100ml.
* Các bước tiến hành: 
– Tại ví trí đã được sát trùng ta mổ 1 đường thẳng dài 14-20 cm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
– Sau đó tách các lớp cơ thành bụng, cắt đứt phúc mạc, cho tay vào lôi sừng tử cung ra gần miệng vết mổ. Chọn nơi nào có ít nhau và ít mạch máu nhất trên sừng tử  cung, mổ 1 đường dài 10-15 cm dọc theo sừng tử cung
– Từ vết mổ cho tay vào xé nhau thai để lấy con ra ( có thể lấy luôn nhau thai ra)
– Sau khi lấy thai ra khỏi tử  cung, bóc hết nhau, rửa sạch tử  cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, dung dịch Rivanol 0,3%
– Cho thuốc kháng sinh vào tử cung, dùng chỉ tơ chắc để khâu tử cung:
+ Niêm mạc tử cung với niêm mạc tử cung khâu vắt liên tục.
+ Cơ tử cung với cơ tử cung bằng khâu vắt liên tục
+ Khâu liên tục gấp mép cơ tử cung.
– Khâu phúc mạc, cho kháng sinh vào vết mổ xong khâu da lại
* Chú ý:
+ Trước khi mổ sừng tử cung cần dùng vải vô trùng lót vào giữa tử  cung và vách bụng để nước từ tử cung không rơi vào xoang bụng
+ Nếu khi lấy thai mà nước tử cung rơi vào xoang bụng ta phải dùng thuốc sát trùng rửa sạch xoang bụng rùi dùng vải gạc và bơm tiêm hút sạch, cho kháng sinh vào xoang bụng sau mới tiến hành khâu.
* Hộ lý và chăm sóc
– Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày 1-2 lần
– Tiêm 5 – 10 đơn vị Oxytoxin, giúp tử cung nhanh chóng hồi phục.
– Tiêm kháng sinh 3- 5 ngày sau phẫu thuật để phòng tránh viêm nhiễm và các bệnh kế phát. Có thể dùng một trong số các loại thuốc sau:
+ Tiêm CEFQUINOM 150 với liều 1ml/10-15kg TT/ngày (Phổ tác dụng rộng, an toàn cho lợn mang thai và cho con bú, không bị mất sữa, không tồn dư kháng sinh)
+ Hoặc CEFANEW-LA với liều 1ml/20-25kg TT
+ Hoặc MARCETIUS NEW với liều 1ml/12-16kg TT
+ Hoặc FLU-VIÊM với liều 1ml/15-25kg TT
Một số loại thuốc dùng sau hậu phẫu
Related Posts
Call Now Button