Hội chứng tiêu chảy ở bò sữa

1.Căn bệnh
Hội chứng tiêu chảy thường thấy ở bò, đặc biệt bê non dưới 6 tháng tuổi, bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu do thời tiết thay đổi có mưa phùn ẩm ướt và gió đông bắc giá lạnh, mùa hè nóng ẩm, có mưa ẩm ướt làm chuồng trại sân chơi bị ô nhiễm.

2.Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy.
– Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn gây viêm ruột bê nghé thường thấy là E.Coli, Proteus Vulgfais….các vi khuẩn này thường phối hợp gây bệnh hoặc truyền nhiễm thứ phát sau khi bị tổn thương do ngoại vật hoặc kí sinh trùng.
–  Do virus: thường thấy là virus thuộc họ Parvo ở bê non.
–  Do nấm Candida Albicans.
–  Do kí sinh trùng: giun đũa Toxocara Vitulorum gây ỉa chảy phân trắng ở bê 1-3 tháng tuổi…
–  Do thức ăn nhiều đạm nhiều béo hoặc thức ăn ôi mốc…

3.Triệu chứng :
–  Bò, bê uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng.
–  Nếu nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli: phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng mùi rất hôi thối .
–  Nếu do cầu trùng: phân sền sệt, có lẫn niêm mạc ruột lầy nhầy lẫn máu tươi hoặc có màu nâu có mùi hôi tanh.
–  Nếu do giun đũa: thì gặp ở bê 1-2 tháng tuổi, phân lỏn nhỏn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn.
–  Do giun lươn: gây viêm ruột, ỉa chảy màu vàng. Bê con mất nước nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo và chết do mất nước, mất chất điện giải và suy kiệt cơ thể nếu không điều trị kịp thời.

4.Điều trị :
– Đầu tiên cho bò, bê giảm ăn hoặc ngừng ăn, hạn chế chất đạm.
– Cho uống nước điện giải Orezon, đường đẳng trương và uống càng nhiều càng tốt
– Truyền tĩnh mạch NƯỚC MUỐI SINH LÝ MẶN NGỌT cho bò
–  Nếu xác định nguyên nhân do vi khuẩn, dùng một trong số các cách sau:


Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa và không tồn dư kháng sinh.
*Cách 1: Dùng MARCETIUS – NEW + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARCETIUS NEW với liều: 1ml/20-30 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 -25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày.
*Cách 2: Dùng CEFQUINOM 750 + FLU VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 750 với liều: 1ml/12 – 15 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 -25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày.
*Cách 3: Dùng CEFQUINOM 150 + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 150 với liều: 1ml/20 – 25 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 -25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày.

Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa nhưng sẽ bị tồn dư kháng sinh sau tiêm 3-5 ngày.
*Cách 4: Dùng MARFLO – LA ORT + FLU VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARFLO – LA ORT với liều: 1ml/25 – 27kg TT, kết hợp tiêm riêng FLU – VIÊM 1ml/20-25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày.
*Cách 5: Dùng FLU – TETRA
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da FLU – TETRA trong 3-5 ngày với liều 1ml/25 – 30kg TT/ngày.

Cách điều trị hiệu quả nhưng không nên dùng cho bò sữa trong giai đoạn mang thai và khai thác sữa:
*Cách 6: Dùng MARFLO 45% + GLUCO – K – C – NAMIN
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARFLO 45% với liều: 1ml/40-50 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 3 ngày. Kết hợp tiêm GLUCO – K – C – NAMIN 1ml/ 12 – 15kg TT.
*Cách 7: Dùng MARPHAMOX – LA + GLUCO – K – C – NAMIN
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARPHAMOX – LA với liều: 1ml/ 12 – 15 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày kết hợp tiêm GLUCO – K – C – NAMIN 1 ml/ 12 – 15kg TT
*Cách 8: Dùng MARFLUQUINE – LA + MARNAGIN – C
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARFLUQUINE – LA với liều 1ml/ 10 -12kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Kết hợp tiêm MARNAGIN C 1ml/ 15 – 18 kg TT

Related Posts
Call Now Button