Bệnh viêm vú bò sữa (Mastitis)

Tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 60%.. Bệnh gây thiệt hại về kinh tế là khá lớn, thậm chí phải loại thải vật nuôi. Và làm giảm khả năng tiết sữa (từ 10 – 30%) và chất lượng sữa. Bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỉ lệ bệnh và chết cao.

1.    Vài nét về bệnh
Tỷ lệ bò cái cho sữa mắc bệnh viêm vú chiếm khoảng 60%.
– Thiệt hại về kinh tế là khá lớn, thậm chí phải loại thải vật nuôi.
– Bệnh làm giảm khả năng tiết sữa (từ 10 – 30%) và chất lượng sữa.
– Gây một số biến chứng hoặc tổn thương trực tiếp trên bầu vú (nang tuyến vú, ống dẫn sữa, thậm chí có thể gây teo bầu vú), ảnh hướng đến chu kỳ sinh sản tiếp theo.
– Bê con đang bú sữa mẹ sẽ kém phát triển, tỉ lệ bệnh và chết cao.

2.Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm vú ở bò sữa là do vi khuẩn gây ra: Streptococcus agalactiae (liên cầu), Staphylococcus aureus (tụ cầu) và trực khuẩn gây mủ Bacillus pyogenes, E.coli… Một phần lớn nữa là do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh trước và sau khi vắt sữa kém, kế phát từ các bệnh viêm tử cung, sát nhau, bệnh truyền nhiễm, vắt sữa không đúng kĩ thuật, giống, mùa vụ và các vấn đề gây trsess…

3.Triệu chứng
–  Viêm vú thể thanh dịch: vú bị viêm một thùy hay toàn bộ do vi khuẩn phát triển thành các ổ viêm. Con vật có phản ứng đau khi ấn tay vào bầu vú, lượng sữa giảm. Nếu bệnh nhẹ thì vú không sưng nhưng sữa loãng hoặc bị vón cục lổn nhổn. Con vật sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn
–  Viêm vú thể cata: các tế bào thượng bì biến dạng và bong tróc ra. Ở ổ viêm có dịch thẩm xuất, dịch này cùng bạch cầu tạo ra một màng mỏng phủ trên niêm mạc ống dẫn sữa. khi vắt sữa màng này tróc ra tạo thành cặn hoặc cục sữa vón làm tắc tia sữa. Ở thể này thường vú không sưng nhưng núm vú căng, sờ thấy cục mềm bên trong.
–  Viêm vú có mủ: Bò sữa nhiễm một số vi khuẩn sinh mủ sẽ tạo ra viêm lan tràn trong tuyến vú, thể viêm này xuất phát từ viêm cata.
+ Thể cấp tính: Bò xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt cao 40-410C, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng tuyến hay toàn bộ. Sờ tay vào thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau. Lượng sữa giảm hoặc dừng hẳn. Sữa đầu tiên loãng sau đó có màu hồng về sau lẫn các cục sữa vón và dịch mủ màu vàng. Khi có nhiều mủ chèn ép dẫn đến tắc ống dẫn sữa.
+ Thể mãn tính: bầu vú ít sưng đỏ và ít đau hơn. Lượng sữa ít và loãng có cặn mũ màu vàng.
–   Viêm vú có máu: bệnh thường ở thể cấp tính, gia súc bệnh sốt cao 40-410C kéo dài hàng tuần, mệt mỏi, kém ăn. Sờ vào bầu vú con vật có cảm giác đau, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, có màu hồng do tuyến sữa xuất huyết.

 

4.Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình như sưng, nóng, đỏ, đau tại cục bộ bầu vú, thay đổi màu sắc, trạng thái của sữa, trạng thái toàn thân của con vật.
Chẩn đoán phi lâm sàng nuôi cấy trên các môi trường khác nhau để phát hiện vi sinh vật gây bệnh.

5.Phòng bệnh
+ Trước và sau khi vắt sữa phải vệ sinh bầu vú sạch sẽ.
+ Máy vắt sữa và các dụng cụ trong vắt sữa phải sạch vô trùng. Dùng máy vắt sữa phải cẩn thận không làm tổn thương bầu vú.
+ Định kì vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường xung quanh, bãi chăn thả.

6.Điều trị
+ Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn tinh, thức ăn nhiều nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa. Tăng cường vắt sữa từ 3-5/lần/ngày, dùng khăn nóng chườm vào bầu vú để giảm viêm.
+ Dùng thuốc: dùng một số thuốc sát trùng như NEO-XANH rửa sạch bầu vú trước và sau khi vắt sữa.
+ Dùng kim thông ống dẫn sữa bơm trực tiếp kháng sinh vào lá vú. Có thể dùng 1 trong các cách sau:

Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa và không tồn dư kháng sinh.
*Cách 1: Dùng CEFQUINOM 750 +FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 750 với liều 1ml/ 12-15 kg TT. Kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1 ml/ 20-25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày và kết hợp bơm xilanh CEFQUINOM 750 vào vú bò sữa.
*Cách 2: Dùng CEFQUINOM 150ml +FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 150 với liều 1ml/ 20-25 kg TT. Kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1 ml/ 20-25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày và kết hợp bơm xilanh CEFQUINOM 150 vào vú bò sữa.
*Cách 3: Dùng MARCETIUS – NEW + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARCETIUS – NEW với liều 1ml/ 20-30 kg TT. Kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1 ml/ 20-25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày và kết hợp bơm xi lanh LIXXIN vào vú bò sữa.
*Cách 4: Dùng MARPHAMOX 100
Bơm trực tiếp xi lanh vào vú bò. Dùng 3 -5 ngày, mỗi ngày 1 xi lanh thuốc mỡ MARPHAMOX 100
*Cách 5: Dùng CEPTYL – NEW
Bơm trực tiếp xi lanh vào vú bò. Dùng 3-5 ngày, mỗi ngày dùng 1 xi lanh thuốc mỡ CEFTYL – NEW

Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa nhưng sẽ bị tồn dư kháng sinh sau tiêm 3 – 5 ngày.
*Cách 6: Dùng MARFLO – LA ORT + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARFLO – LA ORT với liều 1ml/ 25 – 27 kg TT. Kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1 ml/ 20-25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày

Related Posts
Call Now Button