Bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Bệnh viêm tử cung thường xảy ra đối với bò sinh sản, bệnh gặp nhiều ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa và bò sinh sản ở nước ta, ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, trường hợp nặng sẽ giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.
1. Nguyên nhân
– Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối do bò đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng và sau khi đẻ khó phải can thiệp từ bên ngoài.
– Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp: Streptococcus hemolitica, Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli…
– Kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc mạc

2. Triệu chứng
– Giai đoạn ủ bệnh, con vật mệt mỏi, ăn ít, sốt cao 40-410C, có dấu hiệu đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn chồn.
– Vài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy, mùi tanh, chảy liên tục. Nếu không điều trị dịch chảy ra nhiều hơn có lẫn mủ và mùi tanh khắm.
– Vi khuẩn bám vào niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ viêm sung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết. Trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung, tạo ra các ổ mủ và dịch thể lan toả trong lòng tử cung, có thể dẫn đến thủng tử cung.
– Khó phân biệt được bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo. Trong thực tế bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo thường xảy ra đồng thời, vì mầm bệnh sẽ lan từ âm đạo sang tử cung và ngược lại.

3. Triệu chứng và bệnh tích
–  Triệu chứng
+ Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
+ Sốt giai đoạn đầu từ 40 – 410C; sau đó sốt giảm dần.
+ Ho nặng dần, ho nhiều vào buổi sáng, đêm khuya hoặc sau khi vận động, ho có chảy dịch mũi và miệng.
+Thở nhanh và khó, khi thở phải vươn cổ và há mồm.
+ Ăn kém, nhu động dạ cỏ giảm.
+ Bò gầy dần, xơ xác và chết sau 3 – 6 tháng do suy hô hấp.
+ Sản lượng sữa giảm. Bê con bị bệnh nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh, nhanh và khó khăn.
+ Nếu bệnh nặng khi có nhiễm tụ cầu có hiện tượng mủ chảy ra từ mũi.
+ Tiêu chảy: Nhiều trường hợp bê non có ỉa chảy kế phát, do vi khuẩn gây bệnh cùng dớt dãi và mủ được nuốt xuống bộ máy tiêu hoá, gây viêm ruột cata. Bê ỉa chảy nặng và chết nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày.
–  Bệnh tích
+ Niêm mạc mũi và khí quản viêm xung huyết, có dịch nhầy.
+ Phổi bị tăng sinh, nhục hoá và tụ huyết.
+ Màng phổi dính vào xoang ngực.
+ Hạch lâm ba, hầu và phổi tụ huyết, sưng phù thũng.
+ Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus somnus khi mổ khám não thì màng não mờ đục xuất huyết lấm tấm, tiểu não xuất huyết và gây tổn thương não.

4. Chẩn đoán  
– Chẩn đoán lâm sàng: quan sát các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu như dịch mủ từ âm hộ chảy ra, kiểm tra âm đạo, tử cung.
– Xét nghiệm vi sinh vật từ dịch âm đạo và tử cung, xác định vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ giúp cho việc điều trị.

5. Phòng bệnh
– Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả.
– Tắm chải gia súc hàng ngày, thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục, vùng chân sau, bầu vú bằng NEO-XANH
– Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
– Nâng cao sức đề kháng cho bò để chống lại vi khuẩn.

6. Điều trị
– Dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000 thụt rửa hàng ngày trong 2 – 3 ngày.
– Tiêm Oxytocin hoặc Prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung.
– Tiêm bắp thịt một trong các loại kháng sinh sau:
+ Tiêm CEFQUINOM 150 với liều 1ml/20-25kg TT
+ Hoặc tiêm CEFANEW-LA với liều 1ml/45-60kg TT
+ Hoặc tiêm MARCETIUS NEW (Con bò) với liều 1ml/20-30kg TT
Các phác đồ điều trị bò sữa bị viêm tử cung trong thời ký khai thác sữa

Phác đồ điều trị an toàn, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa và không tồn dư kháng sinh.
*Cách 1: Dùng CEFQUINOM 750 + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 750 với liều 1ml/ 12 – 15 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 – 25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày và kết hợp dùng xy lanh CEFQUINOM 750 bơm vào tử cung bò sữa.
*Cách 2: Dùng CEFQUINOM 150 + FLU VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da CEFQUINOM 150 với liều 1ml/ 20-25 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 – 25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày.
*Cách 3: Dùng MARCETIUS – NEW + FLU VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARCETIUS – NEW với liều 1ml/ 20 – 30 kg TT, kết hợp tiêm FLU – VIÊM 1ml/20 – 25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày và kết hợp bơm xy lanh LIXXIN – 375 bơm vào tử cung bò sữa.

Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa nhưng sẽ bị tồn dư kháng sinh sau tiêm 3 – 5 ngày.
*Cách 4: Dùng MARFLO – LA ORT + FLU – VIÊM
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da MARFLO – LA ORT với liều 1ml/ 25 – 27 kg TT, kết hợp tiêm riêng FLU – VIÊM 1ml/ 20 – 25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 9 ngày.

Các phác đồ điều trị bò sữa bị viêm phổi dạng thở nhiều.
Cách điều trị này an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa và không tồn dư kháng sinh.
Cách 5: Dùng Cefquinom 750 + Flu – viêm
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Cefquinom 750 với liều 1ml/ 12 – 15 kg TT, kết hợp tiêm Flu – viêm 1ml/ 20 -25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày
Cách 6: Dùng Cefquinom 150 + Flu – viêm
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Cefquinom 150 với liều 1ml/ 20 – 25 kg TT, kết hợp tiêm Flu – viêm 1ml/ 20 –  25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày.
Cách 7: Dùng Marcetius – new + Flu – viêm
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da Marcetius – new với liều 1ml/ 20 – 30 kg TT, kết hợp tiêm Flu – viêm 1ml/ 20 -25 kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày.
Cách điều trị an toàn cho bò sữa, không ảnh hưởng đến sản lượng sữa nhưng sẽ bị tồn dư kháng sinh sau tiêm 3 – 5 ngày.
Cách 8: Dùng Marfo – LA ORT + Flu – viêm
Dùng Marflo – LA ORT với liều 1ml/ 25 – 27 kg TT, kết hợp với tiêm riêng FLU – VIÊM 1ml/ 20 -25kg TT. Một mũi tiêm tác dụng 2 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng tiêm 3 mũi/ 6 ngày.
Cách điều trị này hiệu quả nhưng không nên dùng cho bò sữa trong giai đoạn mang thai và khai thác sữa.
Cách 9: Dùng Marphamox – LA + GLUCO – K – C – Namin
Cách 10: Dùng Marphamox – gen LA + Gluco – K – C – Namin

Related Posts
Call Now Button