Chị Nguyễn Thị Nga (ở thôn Hát Giang) cho biết, năm 2012, giá trị 1 con bò sữa rất lớn, lên tới trên 60 triệu đồng. Mặc dù trong quá trình nuôi, gia đình luôn tuân thủ quy trình chăm sóc, tiêm phòng thú y nhưng vẫn không tránh được rủi ro. Vì vậy khi nhà nước triển khai chính sách thí điểm BHNN, năm đầu, gia đình chị đã thử mua bảo hiểm cho 3 con bò khỏe mạnh nhất đàn. Cũng năm đó, 2 con bò sữa có trị giá gần 100 triệu đồng của gia đình lần lượt mắc bệnh chết, muốn mua lại con khác để gây dựng đàn gia đình sẽ phải vay nợ anh em, hàng xóm. Thật may là nhờ tham gia BHNN, chị đã được chi trả 40 triệu đồng/con.
Gia đình chị Nghĩa đã yên tâm với đàn bò sữa nhờ tham gia BHNN. Ảnh: Hồng Vũ
Chị Nga chia sẻ: “Năm đó, do gia đình không thuộc diện nghèo, cận nghèo nên chúng tôi đóng mức phí bảo hiểm là 864.000 đồng/năm/con, số tiền này chỉ cần vài ngày khai thác sữa là đủ. Khi nhận 80 triệu đồng do công ty bảo hiểm chi trả, tôi mừng rơi nước mắt. Lúc đó mới thấy tham gia bảo hiểm, gia đình sẽ được chia sẻ rất nhiều. Sau đó, tôi mua tiếp bảo hiểm cho 7 con bò sữa để bảo vệ tài sản của gia đình, bởi nếu chẳng may xảy ra rủi ro thì tôi vẫn còn có vốn để tái sản xuất”.
Chị Nguyễn Thị Nghĩa ở gần nhà chị Nga cũng cho hay, năm đầu mua bảo hiểm, 1 con bò sữa của gia đình bị chết do bệnh tụ huyết trùng nên chị được đền bù 40 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Ban đầu tôi còn ngần ngại chưa muốn mua bảo hiểm cho đàn bò sữa vì không biết quyền lợi của mình có được thực hiện đúng như quy định hay không, nếu có được chi trả bồi thường thì thủ tục cũng phức tạp, rườm rà. Nhưng thấy các hộ trong xã tham gia được hưởng bồi thường nhanh gọn, nên tôi quyết định đóng phí. Nuôi bò sữa thì hầu như năm nào cũng gặp phải rủi ro do bệnh, nếu có bảo hiểm chi trả là coi như lấy lại được một phần vốn rồi”.
Những tin mới hơn
- Đổ xô nuôi heo “sạch” (22/10/2016)
- Các nước quy định kháng sinh trong TĂCN như thế nào? (29/10/2016)
- Vốn trung và dài hạn cho phát triển chăn nuôi đang thiếu và yếu (31/10/2016)
- Làm giàu nhờ ‘ngân hàng dê’ (01/11/2016)
- Cảnh báo nguy cơ xuất hiện dịch bệnh trên vật nuôi dịp cuối năm (12/10/2016)
- Nông dân biến đồng hoang thành trang trại “đặc sản” tiền tỷ (06/10/2016)
- Tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn (05/10/2016)
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (05/10/2016)
- Bình Hà đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển trang trại chăn nuôi (06/10/2016)
- Nhiều nước tá hỏa vì Trung Quốc thu gom lừa ồ ạt (01/10/2016)
Những tin cũ hơn
- Thái Thụy - Thái Bình: Nông dân Thụy Hưng vượt khó làm giàu (15/09/2016)
- TP Hồ Chí Minh: Duy trì đàn bò sữa 100.000 con (14/09/2016)
- TS Trần Đức Hạnh tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị đối thoại CEO tại Trung Quốc (12/09/2016)
- Nhiều nhà có xe hơi, biệt thự từ nghề nuôi ngựa bạch (10/09/2016)
- Thái Nguyên: Nâng cao ý thức của người dân trong việc không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (31/08/2016)
- Công khai thông tin các đơn vị nhập khẩu chất Salbutamol (26/08/2016)
- Bộ Y tế tiếp tục cho phép nhập khẩu Salbutamol (24/08/2016)
- Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, trang trại vào Bình Định (17/08/2016)
- Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành chăn nuôi (11/08/2016)
- Giá sữa thế giới tăng 6,6% – mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2015 (08/08/2016)
- Đang truy cập: 56
- Khách viếng thăm: 55
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 8578
- Tháng hiện tại: 135963
- Tổng lượt truy cập: 17117492
Ý kiến bạn đọc