Với hình thức liên kết này, các DN cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu của DN, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết.

Nông dân liên kết với DN để tạo chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế cao.
Với chăn nuôi gà có các DN tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi gia công như: Cty CP Việt Nam, Cty Japfa, Cty Emivest, Cty Bình Minh… Hình thức liên kết này được triển khai ở một số địa phương như Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng…
Điển hình với liên kết chuỗi thịt gà ở Đồng Nai với hình thức Cty Bình Minh hợp tác với hộ nông dân, trang trại theo hình thức gia công. Chuỗi liên kết được cụ thể: Cty đầu tư giống, thức ăn, quy trình nuôi, phòng bệnh… Cty thu mua lại sản phẩm gà lông từ hệ thống gia công, giết mổ, sơ chế tại cơ sở của công ty. Cty phân phối cho các đối tác thông qua hợp đồng tại các địa điểm liên kết (Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang).
Hình thức liên kết với DN hiện đang có nhiều quy mô khác nhau. Ví dụ tại Hà Tĩnh như mô hình liên kết với TCty Khoáng sản – thương mại Hà Tĩnh, Cty CP Việt Nam với quy mô lớn (có mặt thường xuyên 500 con/lứa trở lên); đối với quy mô vừa (100 – 500 con/lứa); với quy mô nhỏ (từ 20 – 100 con/lứa/hộ và thành lập các tổ hợp tác, HTX chăn nuôi).
Hình thức liên kết là Cty bán con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm theo giá thị trường thông qua ký kết hợp đồng với tổ hợp tác hay HTX; hoặc Cty chỉ bán con giống và thu mua sản phẩm thương phẩm theo giá thị trường.
Tại Trà Vinh, nhiều Cty đã triển khai hình thức nuôi gia công đối với sản phẩm gà thịt quy mô 6.000 – 12.000 gà thịt/đợt nuôi. Tương tự tại Thừa Thiên – Huế, nông dân đã liên kết với một số Cty nuôi gia công với quy mô hàng chục nghìn gà thịt/năm. Tại Hà Tĩnh có 2 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn (có mặt thường xuyên 10.000 con/lứa) liên kết theo chuỗi với một Cty quy mô 10.000 con/lứa, lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/năm.
Với liên kết chăn nuôi gia công, các chủ trang trại hầu hết đều có lãi do không phải lo về đầu ra và giá cả. Sau một thời gian, các chủ trang trại chăn nuôi đều học hỏi và tiếp cận được với các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến sau khi hết hợp đồng gia công.
giải pháp, khắc phục, hạn chế, tồn tại, chăn nuôi, xây dựng, mô hình, liên kết, sản xuất, giá trị
Những tin mới hơn
- Tạo tương lai từ con giống (25/11/2016)
- Thế giới và chăn nuôi bền vững (28/11/2016)
- Nuôi lợn rừng online ăn Tết: Đặt trước nửa năm, thăm nuôi từng giờ (29/11/2016)
- Nhật Bản phát hiện chủng cúm gia cầm H5 tại các trang trại (30/11/2016)
- Vĩnh Phúc: Cựu chiến binh không cam chịu đói nghèo (24/11/2016)
- Bắc Giang: Chăn nuôi theo hướng VietGAHP trong nông hộ (23/11/2016)
- Đắk Nông: Gia đình anh Mai Tùng có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi chim cút (17/11/2016)
- Đổ xô nuôi heo “sạch” (18/11/2016)
- Nuôi bê bằng sữa bột (19/11/2016)
- Đầu tư 300 triệu đồng xử lý phế phẩm tại các trại nuôi heo (16/11/2016)
Những tin cũ hơn
- Nhà chống lũ cho trâu, bò: Mô hình hiệu quả giảm tổn thất cho dân (07/11/2016)
- Trang trại heo đầu tư 130 tỷ đồng, hiện đại nhất Đông Nam Á (05/11/2016)
- Làm giàu nhờ ‘ngân hàng dê’ (01/11/2016)
- Vốn trung và dài hạn cho phát triển chăn nuôi đang thiếu và yếu (31/10/2016)
- Các nước quy định kháng sinh trong TĂCN như thế nào? (29/10/2016)
- Đổ xô nuôi heo “sạch” (22/10/2016)
- Cảnh báo nguy cơ xuất hiện dịch bệnh trên vật nuôi dịp cuối năm (12/10/2016)
- Nông dân biến đồng hoang thành trang trại “đặc sản” tiền tỷ (06/10/2016)
- Bình Hà đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển trang trại chăn nuôi (06/10/2016)
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (05/10/2016)
- Đang truy cập: 8
- Khách viếng thăm: 7
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 2880
- Tháng hiện tại: 19674
- Tổng lượt truy cập: 8884018
Ý kiến bạn đọc