
Ở khâu chăn nuôi lợn, trước hết, ngành nông nghiệp cần cung cấp thông tin cho người chăn nuôi về tổng đàn lợn nái cả nước và ở từng tỉnh. Đồng thời công bố những dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn đã được phê duyệt ở từng địa phương cũng như trên cả nước. Những dự án này không cần nêu rõ tên nhà đầu tư, mà chỉ cần thông báo có tất cả bao nhiêu dự án, quy mô đàn nái ở từng dự án và tổng đàn nái ở tất cả các dự án đó.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng cần cung cấp thông tin nhu cầu thị trường thịt lợn trong thời điểm hiện tại và dự báo nhu cầu trong những thời gian sắp tới.
Với những thông tin cụ thể như trên, các doanh nghiệp, người chăn nuôi sẽ biết được tổng đàn lợn hiện tại ở tỉnh mình và trên cả nước, tổng đàn lợn ở địa phương và cả nước trong thời gian tới khi các dự án chăn nuôi lợn mới đi vào hoạt động, nhu cầu thịt lợn trong tỉnh, trong khu vực và trên cả nước… Trên cơ sở đó, từng doanh nghiệp, người chăn nuôi sẽ có tính toán cụ thể cho việc nên tăng hay giảm quy mô đàn lợn.
Với khâu sản xuất TĂCN, ông Kính cho rằng cũng cần cung cấp những thông tin cụ thể về công suất thiết kế và công suất hoạt động thực tế của ngành sản xuất TĂCN ở từng địa phương và trên cả nước. Đồng thời, cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu thụ TĂCN. Dựa vào những thông tin ấy, từng nhà máy sản xuất TĂCN sẽ có tính toán nên thu hẹp, giữ công suất như hiện tại hay mở rộng công suất.
TS Lã Văn Kính
Riêng về giá cả TĂCN, cần phải có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Theo ông Kính, đây là vấn đề mà nhiều chuyên gia ngành chăn nuôi đã kiến nghị từ nhiều năm nay. Tại nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan… từ lâu giá TĂCN đã phải chịu sự quản lý của Chính phủ. Theo đó, doanh nghiệp nào muốn tăng giá bán TĂCN thì phải giải trình vì sao tăng, tăng bao nhiêu. Khi được sự đồng ý của Chính phủ mới được tăng giá. Ở Đài Loan, Chính phủ không chỉ kiểm soát giá TĂCN mà còn kiểm soát giá lợn hơi để tránh tình trạng thương lái ép giá nông dân.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng không chỉ “hãm” tăng đàn lợn ở nông dân mà phải tập trung “hãm” ở cả khu vực các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Vì trong thời gian qua, khi nói tới tình trạng phát triển đàn lợn ồ ạt, khiến cung vượt xa cầu, người ta thường chỉ đổ lỗi cho nông dân, mà không đả động tới việc tăng đàn quá mạnh của các doanh nghiệp lớn.
Trong khi đó, ở những doanh nghiệp lớn, mỗi khi tăng đàn nái là thêm tới mấy ngàn con. Vừa qua, một tập đoàn công nghiệp khi đầu tư vào chăn nuôi đã công bố đang chuẩn bị tới mấy chục ngàn con nái. Riêng số lượng này đã nhiều hơn cả đàn nái của tỉnh Đồng Nai. Hay một công ty thủy sản đang đầu tư vào nuôi lợn, cũng công bố sản lượng lợn mỗi năm là gần 2 triệu con lợn thịt/năm, tức là cũng bằng sản lượng lợn thịt của cả tỉnh Đồng Nai.
“Sản lượng thịt lợn đã vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy, để giúp cho đầu ra của con lợn được ổn định hơn, Chính phủ cần tích cực đàm phán, mở cửa XK chính ngạch sang Trung Quốc, Campuchia và các nước khác”, ông Nguyễn Kim Đoán.
“Đưa chăn nuôi lợn lên vùng núi là cần thiết vì như vậy sẽ góp phần quan trọng giải quyết vấn đề môi trường và khí hậu vùng núi thích hợp hơn cho chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, để khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn chuyển lên vùng núi, Nhà nước cần phải đầu tư về đường sá, điện, tạo điều kiện về đất đai cho các trang trại.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về xử lý môi trường, lãi suất…, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất để kéo giá thành sản xuất lợn xuống”. TS Lã Văn Kính THA…
Nguồn tin: Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam
chủ trương, chăn nuôi, chuyên gia, tuy nhiên, như thế, nào là
Những tin mới hơn
- Khuyến cáo của cơ quan thú y trước dịch bệnh cúm gia cầm A/H7N9 (25/02/2017)
- Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản (26/02/2017)
- Dễ 'dính' cúm gia cầm nếu ăn tiết canh (27/02/2017)
- Gà Việt 'chết' vì đùi gà Mỹ siêu rẻ 7.000 đồng/kg ? (28/02/2017)
- Chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi: Cần chế tài mạnh (23/02/2017)
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn trương phòng chống cúm gia cầm (21/02/2017)
- Bộ NN-PTNT đề nghị hạn chế mở rộng quy mô đàn lợn (16/02/2017)
- Một cường quốc nông nghiệp không thể lệ thuộc hết vacxin nhập khẩu (19/02/2017)
- Chăn nuôi lợn trong “cơn bão” thị trường: Tiểu thương đắc lợi! (21/02/2017)
- Phát triển thành công thịt heo từ tế bào gốc (16/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Heo, gà tăng giá nhẹ sau Tết (12/02/2017)
- 2017 tiếp tục là năm cao điểm về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp (10/02/2017)
- Tình hình chăn nuôi tháng 1/2017 (01/02/2017)
- Thời của chăn nuôi sạch (23/12/2016)
- Hải Dương sản xuất gà giống lai chọi thu tiền tỷ (19/12/2016)
- 1.200 tỷ đồng làm chuỗi thực phẩm an toàn (18/12/2016)
- Xuất khẩu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm (14/12/2016)
- Chăn nuôi sẽ là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn (13/12/2016)
- Marphavet tham dự Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Nông Nghiệp Việt Nam (12/12/2016)
- Người nông dân thành công với thương hiệu trứng gà sạch (08/12/2016)
- Đang truy cập: 77
- Khách viếng thăm: 76
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 21430
- Tháng hiện tại: 72636
- Tổng lượt truy cập: 17054165
Ý kiến bạn đọc