
Bắc Giang là địa phương phát triển quy mô đàn lợn khá nhanh trong những năm qua.
Nhằm giảm thiểu những áp lực nêu trên, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản về “chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi công nghiệp”, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện các nội dung sau:
Với chăn nuôi lợn, rà soát quy hoạch chăn nuôi lợn gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Hạn chế mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn, nhất là đàn lợn nái, mà chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ các loại hình chăn nuôi lợn theo các phân khúc thị trường khác nhau.
Chỉ đạo đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp mà cần chú ý phát triển mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ.
Quy hoạch và chỉ đạo quyết liệt vấn đề giết mổ tập trung, công nghiệp và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị ngành hàng thịt lợn phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, hạn chế đầu tư mở rộng thêm các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, nhất là ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và ĐBSCL.
Khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu, nhất là việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Khuyến khích phát triển các nhà máy chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc ăn cỏ; các nhà máy chế biến bột thịt xương, bột máu, bột cá, bột đầu tôm, bột khoáng… vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa tận thu khối lượng lớn nguồn hữu cơ hiện nay trong sản xuất.
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
lĩnh vực, chăn nuôi, gần đây, nhất là, công nghiệp, chế biến, thức ăn, gia súc, gia cầm, thị trường, tiêu thụ, sản phẩm, môi trường, tương lai, đề nghị, siết chặt
Những tin mới hơn
- Dễ 'dính' cúm gia cầm nếu ăn tiết canh (27/02/2017)
- Gà Việt 'chết' vì đùi gà Mỹ siêu rẻ 7.000 đồng/kg ? (28/02/2017)
- “Thủ phủ” heo điêu đứng vì thương lái Trung Quốc “bỏ bom” (01/03/2017)
- Giá thịt lợn hơi tăng nhẹ trong khi giá thịt gia cầm giảm sâu (02/03/2017)
- Tỉ phú nuôi gà cũng phá sản (26/02/2017)
- Khuyến cáo của cơ quan thú y trước dịch bệnh cúm gia cầm A/H7N9 (25/02/2017)
- Chăn nuôi lợn trong “cơn bão” thị trường: Tiểu thương đắc lợi! (21/02/2017)
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn trương phòng chống cúm gia cầm (21/02/2017)
- Chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi: Cần chế tài mạnh (23/02/2017)
- Một cường quốc nông nghiệp không thể lệ thuộc hết vacxin nhập khẩu (19/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Phát triển thành công thịt heo từ tế bào gốc (16/02/2017)
- ‘Hạ nhiệt’ nuôi lợn cách nào? (15/02/2017)
- Heo, gà tăng giá nhẹ sau Tết (12/02/2017)
- 2017 tiếp tục là năm cao điểm về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp (10/02/2017)
- Tình hình chăn nuôi tháng 1/2017 (01/02/2017)
- Thời của chăn nuôi sạch (23/12/2016)
- Hải Dương sản xuất gà giống lai chọi thu tiền tỷ (19/12/2016)
- 1.200 tỷ đồng làm chuỗi thực phẩm an toàn (18/12/2016)
- Xuất khẩu ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm (14/12/2016)
- Chăn nuôi sẽ là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn (13/12/2016)
- Đang truy cập: 17
- Hôm nay: 3373
- Tháng hiện tại: 94444
- Tổng lượt truy cập: 8861551
Ý kiến bạn đọc