Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó có nhóm “Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam”.
Bởi vậy, trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để sản xuất vắc xin. Cả nước hiện có có 9 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP/WHO. Nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu, đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, ứng dụng và nhận chuyển giao nhiều công nghệ, kỹ thuật sản xuất vắc xin tân tiến trên thế giới để nghiên cứu sản xuất vắc xin.
Dịch tả lợn châu phi đã quét qua hơn 50 quốc gia trên thế giới rồi. Việc sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi là việc bắt buộc phải làm, vì nền chăn nuôi Việt Nam sẽ cần rất nhiều năm để giảm tỷ lệ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình.
03 Bộ NN-PTNT, Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế họp bàn về đề xuất nhiệm vụ sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi ngày 5/4/2019 (ảnh: Minh Phúc).
“Tôi sang Bộ NN-PTNT ngày hôm nay không phải để hò reo. Thủ tướng đã có Chỉ thị 04 rồi, chúng ta phải tập trung bàn bạc để làm”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Vì vấn đề nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả Châu Phi là nhiệm vụ phát sinh trong năm 2019. Bởi vậy, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho rà soát tất cả các chương trình, dự án và sẵn sàng điều tiết, cắt giảm kinh phí để tiếp nguồn lực cho các viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ thực hiện nghiên cứu, sản xuất vắc xin.
Mặc dù sản xuất vắc xin tả lợn Châu phi là rất khó, tuy nhiên, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng, với nguồn lực của Việt Nam hiện nay, chúng ta có cơ hội lớn để sản xuất được vắc tin tả lợn Châu Phi. Bởi trước đó, chúng ta đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và các vật liệu để sản xuất vắc xin. Một số loại vắc xin khó sản xuất cũng đã được nghiên cứu và sản xuất thành công bước đầu ở Việt Nam như tai xanh, lở mồm long móng…
Tác giả: Minh Phúc
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
khoa học, công nghệ, khẳng định, nghiên cứu, sản xuất, dịch tả, bắt buộc
Những tin mới hơn
- Thị trường lợn, gà cuối năm: Ẩn số lớn! (30/05/2019)
- Xe chở 160 con lợn có biểu hiện dịch tả lợn Châu Phi bị bắt giữ (04/06/2019)
- Hà Nội và Thái Bình sẽ trở thành hạt nhân phát triển chăn nuôi bò thịt (04/06/2019)
- Giá lợn hơi bật tăng 3-4 giá nhưng nông dân không còn lợn (07/06/2019)
- Cung cấp, kinh doanh thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể phải ngồi tù tới 20 năm (28/05/2019)
- Tạm đình chỉ 2 cán bộ thú y do sai phạm trong kiểm dịch (28/05/2019)
- Những bài học đắt giá từ dịch tả lợn châu Phi (04/05/2019)
- Châu Á có thể mất nhiều thập kỉ để xây dựng một ngành chăn nuôi heo an toàn (25/05/2019)
- Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vắc xin dịch tả lợn châu Phi (27/05/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 27/4: Bắc, Nam cùng giảm, miền Trung tăng nhẹ (27/04/2019)
Những tin cũ hơn
- Thiết bị cầm tay phát hiện nhanh virus bệnh truyền nhiễm (06/04/2019)
- Diễn biến nhanh, giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh (05/04/2019)
- Thịt lợn an toàn: Giữ đàn lợn bằng mọi giá, ai giữ được sẽ thắng (02/04/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 27/3: Tăng nhẹ vài nơi (27/03/2019)
- TP.HCM phát hiện 900 con vịt nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N6 (14/03/2019)
- Cục Thú y chính thức thông báo: Dịch tả lợn Châu Phi đã vào Việt Nam (20/02/2019)
- Đề phòng khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam (19/02/2019)
- Gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, thiên tai, mức hỗ trợ ra sao? (19/02/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 14/2: Ngày vía Thần Tài giá heo tại miền Bắc tăng nhẹ, miền Nam có giá tốt (14/02/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 12/2: Miền Nam mức giá 55.000 đồng/kg đã xuất hiện trở lại (12/02/2019)
- Đang truy cập: 61
- Khách viếng thăm: 60
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 8790
- Tháng hiện tại: 112869
- Tổng lượt truy cập: 17094398
Ý kiến bạn đọc