
Thí nghiệm được tiến hành trên trứng gà Lương Phượng bằng phương tiện là máy ấp đa kỳ với các chế độ ấp khác nhau. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên hoàn toàn lần lượt gồm: ảnh hưởng của thời gian bảo quản trứng; thời điểm đẻ trứng trong ngày; tuần tuổi đẻ trứng; khối lượng trứng; chỉ số hình dạng; thuốc khử trùng. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Số lượng, tỷ lệ trứng có phôi xác định tại thời điểm soi trứng; Số lượng và tỷ lệ nở/ trứng có phôi được xác định sau khi ra gà tại trại ấp; Phương pháp tính tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở theo trứng có phôi áp dụng theo phương pháp thường quy dùng trong nghiên cứu gia cầm.
Nghiên cứu cho thấy thời gian bảo quản ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi còn sống. Thời gian bảo quản càng dài thì số lượng và tỷ lệ trứng có phôi càng giảm, số lượng và tỷ lệ trứng chết phôi càng tăng. Vì vậy, chỉ nên bảo quản trứng ấp trong 7 ngày, không nên bảo quản trứng quá một tuần sẽ làm tăng tỷ lệ trứng chết phôi và giảm tỷ lệ ấp nở. Thời gian đẻ trứng trong ngày cũng ảnh hưởng đến kết quả ấp nở.
Cụ thể tỷ lệ trứng có phôi thấp nhất ở lô trứng đẻ trước 7 giờ sáng. Các thời điểm đẻ trứng tiếp theo tỷ lệ trứng có phôi tăng dần và đạt cao nhất ở lô trứng đẻ vào thời điểm 11-13 giờ. Tỷ lệ trứng có phôi giảm dần tại thời điểm đẻ từ 13- 15 giờ. Tương tự như vậy, tỷ lệ nở/ trứng có phôi đạt thấp nhất ở lô trứng đẻ trước 7 giờ sáng và tăng dần ở các thời điểm sau. Bên cạnh đó, yếu tố tuần tuổi cũng ảnh hưởng đến kết quả ấp nở. Tỷ lệ nở/ trứng có phôi thấp nhất ở tuần 27, từ tuần 33-36 tỷ lệ nở/ trứng có phôi đạt rất cao, sau đó có xu hướng giảm dần ở các tuần tiếp.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với trứng gà Lương Phượng, kết quả ấp nở đạt cao nhất ở những lô trứng có khối lượng 52-56g. Trứng có chỉ số hình dạng 1,31-1,35 cho kết quả ấp nở cao hơn trứng có chỉ số hình dạng <1,31 hoặc >1,35. Khử trùng trứng bằng hơi formaldehyt cho kết quả ấp nở cao hơn khử trùng trứng bằng nebutol.
Trong thời gian tới các nhà nghiên cứu tiếp tục thí nghiệm trên trứng của các giống gà khác nhau để hoàn thiện quy trình ấp trứng.
quan trọng, cuối cùng, quá trình, sản xuất, gia cầm, ảnh hưởng, số lượng, tương lai, yếu tố, kết quả, bao gồm, bố mẹ, chuẩn bị, chế độ
Những tin mới hơn
- Vẫn khó kiểm soát ATTP ở cơ sở nhỏ lẻ (13/01/2017)
- Cấp đông để giải cứu lợn hơi? (16/01/2017)
- Thị trường gia cầm Tết: Nỗi lo gà thải loại và trung gian đẩy giá (17/01/2017)
- Các nhà khoa học cảnh báo hiểm họa từ siêu vi khuẩn kháng thuốc (06/02/2017)
- Nuôi nai thu nhập khá (12/01/2017)
- Bộ Nông nghiệp cảnh báo tăng 'nóng' tổng đàn lợn cả nước (11/01/2017)
- Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác kiểm dịch động vật (05/01/2017)
- Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo (06/01/2017)
- Hơn 1 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết (10/01/2017)
- Nuôi đặc sản phục vụ thị trường tết (04/01/2017)
Những tin cũ hơn
- Ảnh hưởng của vitamin C và E lên năng suất sinh trưởng của gà (24/12/2016)
- Nuôi chó làm kinh tế (20/12/2016)
- Tại sao heo nái đẻ ít con? (17/12/2016)
- Để gà đẻ nhiều trứng (16/12/2016)
- Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục và phối giống (06/12/2016)
- Tình hình chăn nuôi tháng 11/2016 (05/12/2016)
- Kiểm soát mầm bệnh ở heo bằng dầu dừa (26/11/2016)
- Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin lở mồm long móng cho gia súc (21/11/2016)
- Phước Hậu - Ninh Thuận: Hiệu quả từ nuôi dê lai Bachboer (04/11/2016)
- Dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà (21/10/2016)
- Đang truy cập: 59
- Khách viếng thăm: 56
- Máy chủ tìm kiếm: 3
- Hôm nay: 8392
- Tháng hiện tại: 112471
- Tổng lượt truy cập: 17094000
Ý kiến bạn đọc