
Cán bộ Trạm Thú y huyện Tam Dương niêm phong gà giống cho các chủ hộ chăn nuôi vận chuyển ra ngoài tỉnh
Là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, trong năm 2016, số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Tam Dương tăng 20% so với cùng kỳ nên công tác phòng, chống dịch bệnh được các cán bộ, nhân viên Trạm thú y chú trọng hơn, nhất là khâu kiểm dịch trước Tết Nguyên đán. Hiện nay, huyện Tam Dương có hơn 13 nghìn con trâu, bò; 81 nghìn con lợn (không kể lợn sữa) và khoảng 2,7 triệu con gia cầm. Thị trường tiêu thụ gia súc, gia cầm ở địa phương chủ yếu ở thành phố Hà Nội.
Đồng chí Trần Tân Dân, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Tam Dương cho biết: Cận Tết Nguyên đán, số lượng vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm thời tiết thay đổi liên tục khiến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh nhiều. Do đó, ngoài công tác phòng, chống dịch bệnh, việc kiểm dịch trên đàn vật nuôi cần được tăng cường. Thời gian qua, bên cạnh việc tham mưu cho UBND huyện Tam Dương xây dựng các văn bản chỉ đạo, Trạm Thú y còn thực hiện chế độ giao ban hàng tuần đối với cán bộ, nhân viên thú y ở các xã, thị trấn. Qua đó, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và có hướng giải quyết, xử lý triệt để các ổ bệnh mới phát sinh.
Hiện nay, huyện Tam Dương có 4 doanh nghiệp và gần 25 trang trại chăn nuôi lợn, gà có quy mô lớn. Hiện nay, trung mình mỗi tháng, Trạm Thú y huyện Tam Dương tiến hành kiểm dịch từ 400 - 500 chuyến động vật, sản phẩm động vật cho các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ hộ chăn nuôi và kịp thời ngăn chặn các chuyến hàng không đảm bảo chất lượng ra thị trường, bất kể ngày đêm, các cán bộ, nhân viên ở Trạm Thú y huyện Tam Dương luôn có mặt để kiểm dịch, phục vụ các chuyến hàng đảm bảo xuất đi các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình...
Anh Nguyễn Vân Hội, nhân viên Trạm Thú y huyện Tam Dương cho biết: Thực hiện Thông tư 25/2016/TT- BNN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn mới nhất đang áp dụng hiện nay thì việc kiểm dịch chỉ thực hiện đối với các chuyến hàng lưu thông ngoại tỉnh, còn nội tỉnh không bắt buộc. Trước khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch. Do việc kiểm dịch phụ thuộc khách hàng nên bất cứ lúc nào doanh nghiệp và người dân cần là các cán bộ thú y có mặt để kiểm dịch. Thông thường, số lượng các chuyến vận chuyển gia súc, gia cầm đều rất lớn nên việc giám sát, kiểm đếm và niêm phong mất khá nhiều thời gian. Do đó, với những cán bộ thú y, việc làm ngoài giờ, thậm chí vào ban đêm là chuyện thường xuyên.
Trong năm 2016, Trạm Thú ý huyện Tam Dương đã thực hiện kiểm dịch được hơn 6.000 chuyến vận chuyển các loại động vật, sản phẩm động vật, tăng 1.500 chuyến so với cùng kỳ. Với phương châm “Kiểm dịch tận gốc - Quản lý triệt để”, bên cạnh tăng cường công tác kiểm dịch, Trạm Thú y huyện còn làm tốt công tác quản lý dịch bệnh. Theo đó, trạm thú y đã thực hiện nghiêm việc giám sát bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin, lấy mẫu huyết thanh, thu thập bệnh phẩm; hướng dẫn các hộ chăn nuôi có quy mô trang trại giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm phát hiện dịch nhanh, khai báo kịp thời. Ngoài ra, việc tiêm phòng đạt tỷ lệ hơn 90%; khử trùng tiêu độc đầy đủ tại các chợ đầu mối và tại 100% hộ chăn nuôi... đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi và kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguồn thực phẩm không an toàn, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.
tết nguyên đán, thời tiết, liên tục, thay đổi, gia súc, gia cầm, phát sinh, thời điểm, nhu cầu, tiêu thụ, thực phẩm, vận chuyển, tình hình, tam dương, tăng cường, công tác, phát hiện, ngăn chặn, an toàn, lưu thông
Những tin mới hơn
- Thị trường gia cầm Tết: Nỗi lo gà thải loại và trung gian đẩy giá (16/01/2017)
- Các nhà khoa học cảnh báo hiểm họa từ siêu vi khuẩn kháng thuốc (05/02/2017)
- Kỹ thuật chọn giống thỏ (14/03/2017)
- Tìm giải pháp giúp hộ chăn nuôi qua ‘cơn bĩ cực’ (21/04/2017)
- Cấp đông để giải cứu lợn hơi? (15/01/2017)
- Vẫn khó kiểm soát ATTP ở cơ sở nhỏ lẻ (12/01/2017)
- Hơn 1 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết (09/01/2017)
- Bộ Nông nghiệp cảnh báo tăng 'nóng' tổng đàn lợn cả nước (11/01/2017)
- Nuôi nai thu nhập khá (11/01/2017)
- Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo (05/01/2017)
Những tin cũ hơn
- Nuôi đặc sản phục vụ thị trường tết (04/01/2017)
- Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà (26/12/2016)
- Ảnh hưởng của vitamin C và E lên năng suất sinh trưởng của gà (23/12/2016)
- Nuôi chó làm kinh tế (19/12/2016)
- Tại sao heo nái đẻ ít con? (16/12/2016)
- Để gà đẻ nhiều trứng (15/12/2016)
- Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục và phối giống (06/12/2016)
- Tình hình chăn nuôi tháng 11/2016 (04/12/2016)
- Kiểm soát mầm bệnh ở heo bằng dầu dừa (25/11/2016)
- Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin lở mồm long móng cho gia súc (20/11/2016)
- Đang truy cập: 48
- Khách viếng thăm: 8
- Máy chủ tìm kiếm: 40
- Hôm nay: 1974
- Tháng hiện tại: 11549
- Tổng lượt truy cập: 8875893
Ý kiến bạn đọc