Dự kiến vào cuối năm nay, lô hàng đầu tiên gần 40 tấn sản phẩm gia cầm của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường "khó tính" nhất thế giới.
Giữa tháng 8/2017, Công ty TNHH Koyu & Unitek (liên doanh giữa Australia và Nhật Bản, đóng tại Khu công nghiệp Long Bình, tỉnh Đồng Nai) sẽ xuất khẩu 2 container thịt gà sang Nhật Bản; sau đó, trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khoảng 300 tấn thịt gà.
Đây là lần đầu tiên thịt gia cầm Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản - một thị trường "khó tính" trên thế giới. Thành công này mở ra nhiều cơ hội, hướng đi mới cho doanh nghiệp chế biến thịt gia cầm trong nước, báo TTXVN đưa tin.

Công nhân Công ty Koyu & Unitek đang làm sạch những phần mà máy giết mổ bỏ sót. Ảnh: Công Phong - TTXVN
Trao đổi với tờ Tin tức, ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban đề án xuất khẩu, Công ty TNHH Koyu & Unitek cho biết, để có thể xuất khẩu được sản phẩm gia cầm sang Nhật, công ty phải mất 2 năm xúc tiến, hoàn thiện mọi thủ tục. Khó khăn nhất là xây dựng chương trình quản lý giám sát riêng của công ty theo tiêu chuẩn của Tổ chức OIE của thế giới và tổ chức thú y của Nhật Bản.
Đặc biệt, Nhật Bản quan tâm đến dư lượng kháng sinh có trong sản phẩm; vi sinh vật trong danh mục cấm không có trong thịt gia cầm; sản phẩm có nguồn gốc từ con gia cầm không mắc các bệnh cúm gia cầm…
Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng đệm an toàn dịch cũng rất khó khăn, tuy nhiên việc này công ty đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm và hỗ trợ. Công ty đã đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất theo quy trình an toàn sinh học để phục vụ xuất khẩu, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.
Để xuất khẩu thành công, cơ quan chức năng Việt Nam cần làm việc với Chính phủ các nước, tăng cường xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, doanh nghiệp phải đầu tư lớn về tài chính, ưu tiên cho chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xây dựng đề án sản xuất theo chuỗi khép kín, xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà xuất sang Nhật Bản.
Đồng Nai là tỉnh có đàn gia cầm lớn nhất cả nước, nhiều công ty giết mổ, chế biến thịt gia cầm đang hoạt động. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc và gia cầm, trứng gia cầm cần liên hệ với Cục Thú y để được hướng dẫn, tư vấn./.
Tác giả bài viết: Trung Hùng
Nguồn tin: Tổng hợp theo báo Tin tức, TTXVN
Nguồn tin: Tổng hợp theo báo Tin tức, TTXVN
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- 3 bước đơn giản chọn mua heo nái giống hậu bị ưng ý nhất (07/09/2018)
- Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay (10/09/2018)
- Dịch tả lợn Châu Phi đã tiến đến gần biên giới Việt Nam (13/09/2018)
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 1: Chuồng trại và điều kiện chăn nuôi) (21/09/2018)
- Tại sao đã làm vaccin mà gà vẫn bị bệnh? (27/08/2018)
- 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong chuồng heo nái đẻ (27/08/2018)
- Trước khi cai sữa – thời điểm vàng trong chăn nuôi heo nái (16/08/2018)
- Biện pháp sử dụng và quản lý chất độn chuồng hiệu quả (16/08/2018)
- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo! (27/08/2018)
- Chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đang được kiểm soát chặt (08/09/2017)
Những tin cũ hơn
- Tìm giải pháp giúp hộ chăn nuôi qua ‘cơn bĩ cực’ (22/04/2017)
- Kỹ thuật chọn giống thỏ (14/03/2017)
- Các nhà khoa học cảnh báo hiểm họa từ siêu vi khuẩn kháng thuốc (06/02/2017)
- Thị trường gia cầm Tết: Nỗi lo gà thải loại và trung gian đẩy giá (17/01/2017)
- Cấp đông để giải cứu lợn hơi? (16/01/2017)
- Vẫn khó kiểm soát ATTP ở cơ sở nhỏ lẻ (13/01/2017)
- Nuôi nai thu nhập khá (12/01/2017)
- Bộ Nông nghiệp cảnh báo tăng 'nóng' tổng đàn lợn cả nước (11/01/2017)
- Hơn 1 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết (10/01/2017)
- Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo (06/01/2017)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 14
- Hôm nay: 2084
- Tháng hiện tại: 92309
- Tổng lượt truy cập: 8859416
Ý kiến bạn đọc