Sát dịp Tết Nguyên đán, thị trường gia cầm thực sự sôi động với nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Vì vậy, không thể tránh khỏi trường hợp nhập khẩu những sản phẩm gia cầm không đủ chất lượng từ các nước, còn thị trường nội địa thì trung gian đẩy giá khiến người tiêu dùng thiệt thòi.

*PV: Thưa ông, nhu cầu tiêu thụ gia cầm gần dịp Tết Nguyên đán rất lớn. Vậy tình hình nguồn cung gia cầm thời điểm này như thế nào, thưa ông?
– Ông Trần Duy Khanh: Cuối năm nay thị trường gia cầm thực sự sôi động, không chỉ ở Việt Nam mà các nước xung quanh như Trung Quốc nhu cầu tiêu thụ cũng rất lớn, trong khi khả năng tăng đàn phải đáp ứng quy trình chăn nuôi.
Vì vậy, không thể tránh khỏi trường hợp nhập khẩu những sản phẩm gia cầm không đủ chất lượng như gà thải loại từ các nước xung quanh về để đưa vào lưu thông trong nước.
*PV: Đứng cạnh một nước láng giềng rất lớn là Trung Quốc, điều gì khiến ông lo ngại nhất khi nhập khẩu gia cầm từ thị trường này?
– Ông Trần Duy Khanh: Trong chăn nuôi gia cầm, riêng Trung Quốc có 1- 2 giống gà nổi trội hơn Việt Nam, nhưng nhìn chung các tỉnh giáp Việt Nam như 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thì tình hình chăn nuôi không hơn Việt Nam. Do đó, hàng năm vào dịp gần tết họ sang Việt Nam thu mua lượng lớn gà, lợn về tiêu thụ trong nước.
Trong ngành chăn nuôi, cạnh tranh với Trung Quốc về giá, chất lượng thì chúng tôi không ngại mà sợ nhất là hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, thải loại (như gà trứng thải loại) nhập tràn vào Việt Nam.
Hơn nữa, cách chế biến cũng “tinh vi” là mổ sạch, cắt đầu, chân, đóng thùng đông lạnh khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt nhận biết gà có chất lượng hay không chất lượng. Điều này còn khiến người chăn nuôi và DN chăn nuôi gà công nghiệp lo ngại nhất.
*PV: Thực tế giá thành gia cầm của Việt Nam hiện nay tương đối cao so với một số nước. Điều này có nghịch lý gì, thưa ông?
– Ông Trần Duy Khanh: Đúng, hiện nay giá gia cầm của Việt Nam so với các nước Đông Nam, châu Á cao hơn một chút, nhưng nếu Việt Nam làm tốt công đoạn nhập khẩu gà từ các nước về là nguyên con 40%, gà cắt đầu cắt chân còn 20%, cộng với chi phí vận chuyển thì thực sự giá gà Việt Nam có thể cạnh tranh rất tốt với gà nhập khẩu.
Điển hình như Công ty Ba Huân là một đơn vị chăn nuôi rất lớn đã từng tuyên bố, đối với gà lông trắng, nếu Việt Nam làm minh bạch, chặt chẽ, quản lý thuế đầy đủ thì gà chăn nuôi tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với gà nhập khẩu.
*PV: Đối với thị trường nội địa, có ý kiến cho rằng khâu trung gian trong buôn bán gia cầm hiện nay cũng là một điều đáng lo ngại. Ông bình luận gì về điều này?
– Ông Trần Duy Khanh: Hiện nay đây là việc yếu nhất trong sản xuất lưu thông ở Việt Nam. Thực tế, người chăn nuôi chỉ lãi được 25- 30% nhưng khâu lưu thông trung gian lãi đến 30- 40%. Điều này hoàn toàn bất cập, chứng tỏ vai trò điều tiết tổ chức chuỗi chưa tốt; làm hại người chăn nuôi, sản xuất chân chính và hại cả người sử dụng. Đáng lý người tiêu dùng sử dụng sản phẩm với giá thành thấp nhưng người tiêu dùng phải “gánh” giá cao do khâu trung gian.
Ví dụ, giá thành của gà thả vườn hiện nay của người chăn nuôi gà vùng Yên Thế (Bắc Giang) chỉ cần 75.000- 80.000 đồng/kg là đã có lãi và đủ chi phí sản xuất, nhưng người tiêu dùng phải mua trên thị trường qua khâu trung gian với giá 120.000- 125.000 đồng/kg, thậm chí với giá đó còn không có gà để mua. Như vậy, qua một khâu trung gian giá gia cầm đã bị đẩy lên quá 1/3.
*PV: Theo ông, cần có giải pháp gì để giảm vai trò của khâu trung gian này?
– Ông Trần Duy Khanh: Trước tiên, Nhà nước phải vào cuộc và các DN sản xuất, chăn nuôi gia cầm đều mong muốn Nhà nước thực sự hỗ trợ cho các DN đầu mối và chuỗi liên kết, cung cấp cho người chăn nuôi từ con giống, thức ăn, thuốc thú ý, đến tiêu thụ giết mổ để đưa ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý.
Hiện nay chính sách cho DN đứng ra tổ chức chuỗi chưa có. Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ hỗ trợ cho những DN đầu mối này thì chắc chắn thời gian tới liên kết chuỗi của Việt Nam trong chăn nuôi sẽ thành công.
*PV: Xin cảm ơn ông!
tết nguyên đán, thị trường, gia cầm, thực sự, nhu cầu, tiêu thụ, không thể, trường hợp, nhập khẩu, sản phẩm, nội địa, trung gian, tiêu dùng
Những tin mới hơn
- Biện pháp sử dụng và quản lý chất độn chuồng hiệu quả (15/08/2018)
- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo! (26/08/2018)
- 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong chuồng heo nái đẻ (27/08/2018)
- Tại sao đã làm vaccin mà gà vẫn bị bệnh? (27/08/2018)
- Trước khi cai sữa – thời điểm vàng trong chăn nuôi heo nái (15/08/2018)
- Chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đang được kiểm soát chặt (07/09/2017)
- Kỹ thuật chọn giống thỏ (14/03/2017)
- Tìm giải pháp giúp hộ chăn nuôi qua ‘cơn bĩ cực’ (21/04/2017)
- Thịt gia cầm Việt Nam lần đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật Bản (11/07/2017)
- Các nhà khoa học cảnh báo hiểm họa từ siêu vi khuẩn kháng thuốc (05/02/2017)
Những tin cũ hơn
- Cấp đông để giải cứu lợn hơi? (15/01/2017)
- Vẫn khó kiểm soát ATTP ở cơ sở nhỏ lẻ (12/01/2017)
- Nuôi nai thu nhập khá (11/01/2017)
- Bộ Nông nghiệp cảnh báo tăng 'nóng' tổng đàn lợn cả nước (11/01/2017)
- Hơn 1 triệu tấn thịt, 11 tỷ quả trứng sẵn sàng cung ứng phục vụ Tết (09/01/2017)
- Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo (05/01/2017)
- Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác kiểm dịch động vật (05/01/2017)
- Nuôi đặc sản phục vụ thị trường tết (04/01/2017)
- Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà (26/12/2016)
- Ảnh hưởng của vitamin C và E lên năng suất sinh trưởng của gà (23/12/2016)
- Đang truy cập: 5
- Khách viếng thăm: 4
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 2063
- Tháng hiện tại: 80681
- Tổng lượt truy cập: 8754800
Ý kiến bạn đọc