1. Chất lượng vaccine.
Chất lượng vaccine phụ thuộc phần lớn vào công nghệ và trình độ của công ty sản xuất. Nếu vaccine không chất lượng thì cho dù bạn có làm đầy đủ gà vẫn có thể nhiễm bệnh như thường. Vì vậy mà khi lựa chọn vaccine các trang trại nên chọn những nhà cung cấp có thương hiệu và uy tín lâu năm trên thị trường.
2. Liều lượng sử dụng.
Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch (nghĩa là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, nó không chống lại mà chấp nhận kháng nguyên đó như là 1 phần của bản thân mình).
Tùy từng loại mầm bệnh cũng như tình hình thực tế của từng khu vực, địa phương, từng trang trại mà cân nhắc chọn liều lượng vaccine cho thích hợp.
Ví dụ: đối với các trang trại gà đẻ ở những khu vực có áp lực mầm bệnh Newcastle cao thì nên chủng nhắc lại 1-1,5 tháng/1 lần.
Liều lượng vaccin ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine
3. Bảo quản vaccine.
Một chương trình vaccine hợp lý cũng không phát huy được tác dụng nếu vaccine bị hư hại do việc bảo quản không đúng, vaccine sống có thể bị bất hoạt, hư hại nếu được bảo quản trong những điều kiện bất lợi như bảo quản ở nhiệt độ cao do tủ lạnh bị hư, do mất điện, hoặc vaccine bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vaccine sống được bảo quản ở 2-80C).
Vaccin sẽ mất tác dụng nếu không được bảo quản phù hợp
Ví dụ : Vaccine Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) mất khoảng 50% hoạt lực trong một giờ dưới điều kiện nắng nóng sau khi được pha. Hay vaccine marek sau khi pha nên chủng luôn trước khi hút tàn một điếu thuốc.
4. Kỹ thuật cấp vaccine.
» Đường cấp.
Mỗi loại vacxin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp. Những vacxin bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống; những vacxin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào cơ thể bằng đường tiêm.
Vaccin không được sử dụng đúng đường không những không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.
Vaccin không được sử dụng đúng đường có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm
» Thời điểm cấp.
Cấp vaccine quá sớm hay quá muộn đều làm cho khả năng đáp ứng miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy mỗi bệnh đều có khuyến cáo thời gian chủng ngừa cụ thể nhưng trong một số ít trường hợp cần thiết, người chăn nuôi vẫn nên linh động điều chỉnh tuỳ thuộc vào dịch tễ, áp lực mầm bệnh của địa phương, sức khỏe đàn gà hiện tại…mà đẩy lên sớm hoặc lùi thời gian làm vaccine lại 1 vài ngày cho phù hợp.
» Quy trình cấp.
Việc cấp vaccine không đúng là nguyên nhân thường gặp, làm cho vaccine không có khả năng bảo hộ cho đàn gà.
Ví dụ : Khi cho gà uống vaccine, do số lượng máng uống không đủ, hoặc phân bổ máng uống không hợp lý nên một số gà uống không đủ hoặc không uống vaccine, dẫn đến gà không có kháng thể hoặc kháng thể không cao, nên không có khả năng bảo hộ đàn gà.
Một số trại khi chích vaccine, do người công nhân có kỹ năng không tốt hoặc do làm ẩu, đã chích vaccine ra ngoài, hoặc gà chỉ nhận được một phần vaccine nên cũng không có miễn dịch tốt.
Người công nhân đôi khi cũng lấy lộn vaccine, do không đọc kỹ nhãn vaccine. Ví dụ : như nhầm lẫn vaccine đậu gà (Fowl pox) và vaccine viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), sau đó đem nhỏ mắt, kết quả là gây ra những tổn thương trên mắt gà.
Ngoài ra việc dùng nước pha không đúng khi pha vaccine, cũng làm mất hoạt lực của virus vaccine như dùng nước máy để pha vaccine, chất sát trùng (Flor) trong nước máy sẽ làm virus vaccine mất hoạt lực, không có khả năng tạo miễn dịch cho gà.
5. Kháng thể mẹ truyền.
Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà, việc làm vaccinekhi kháng thể mẹ truyền của đàn gà còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, đều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà.
Ví dụ: Việc làm vaccine Gumboro (IBD) quá sớm khi kháng thể mẹ truyền trên đàn gà còn cao, sẽ làm một số virus vaccine bị trung hòa , kết quả gà không tạo được kháng thể hoặc kháng thể thấp không đủ bảo hộ đàn gà.
6. Stress và tình trạng sức khỏe vật nuôi.
Stress ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gà như Nhiệt độ và ẩm độ cao, dinh dưỡng không đủ, gà bị nhiễm kí sinh trùng hoặc các bệnh khác.
Không nên làm vaccine khi gà bị bệnh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của đàn gà bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi gà đang ủ bệnh, sẽ làm cho đàn bùng phát bệnh , gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.
Ví dụ: Khi gà mang các mầm bệnh như Gumboro, Marek, thiếu máu truyền nhiễm (CAV), hoặc nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nên khi làm vaccine, gà không có đáp ứng miễn dịch tốt hoặc gây ra phản ứng vaccine mạnh mẽ, làm tăng tỉ lệ gà mắc bệnh hoặc gà chết.
7. Vệ sinh an toàn sinh học.
Vệ sinh an toàn sinh học và quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến gà có thể bị mắc bệnh, mặc dù đàn gà đã làm vaccine.
8. Chủng (type) vaccine.
Một số loại bệnh được gây ra bởi những tác nhân có nhiều chủng khác nhau như IB có khoảng 100 chủng, Salmonella có khoảng 2000 chủng, đôi khi những chủng này không tạo ra miễn dịch chéo, nên bệnh có thể nổ ra nếu virus vaccine không cùng chủng với virus gây bệnh trong vùng.
Ví dụ : Như vaccine IB chủng MA5 không có khả năng bảo hộ đàn gà khi bệnh IB xảy ra với thể hướng thận IB 4/91.
Trên đây là 8 yếu tố làm giảm hiệu quả của chương trình vaccine mà chúng ta cần loại bỏ, hiểu được những nguyên nhân đó sẽ giúp cho các trang trại chủ động hơn cũng như giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình phòng bệnh cho gà bằng vaccine, từ đó giúp tăng cao năng suất chăn nuôi.
chăn nuôi, chủ quan, bảo hộ, ra người, xu hướng, yếu tố, ảnh hưởng, thành công, chương trình, mật độ, ngày càng, áp lực, mầm bệnh, xuất hiện, thay đổi, phức tạp, khống chế, quá khứ, bình thường, trường hợp, hiện tại
Những tin mới hơn
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 2: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà con) (04/10/2018)
- Giá heo (lợn) hơi hôm nay (5/10): Miền Bắc giảm tới 3.000 đồng/kg (05/10/2018)
- Các bước chuẩn bị để đàn gà giống đạt năng suất đỉnh (15/10/2018)
- Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Trắng (16/10/2018)
- Rabobank: Dịch tả heo châu Phi đang làm thay đổi bức tranh protein toàn cầu (26/09/2018)
- Đồng Nai: Phát hiện gần 300 con heo nghi bị bơm nước (24/09/2018)
- Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay (10/09/2018)
- Dịch tả lợn Châu Phi đã tiến đến gần biên giới Việt Nam (13/09/2018)
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 1: Chuồng trại và điều kiện chăn nuôi) (21/09/2018)
- 3 bước đơn giản chọn mua heo nái giống hậu bị ưng ý nhất (07/09/2018)
Những tin cũ hơn
- 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong chuồng heo nái đẻ (27/08/2018)
- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo! (27/08/2018)
- Biện pháp sử dụng và quản lý chất độn chuồng hiệu quả (16/08/2018)
- Trước khi cai sữa – thời điểm vàng trong chăn nuôi heo nái (16/08/2018)
- Chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi đang được kiểm soát chặt (08/09/2017)
- Thịt gia cầm Việt Nam lần đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật Bản (12/07/2017)
- Tìm giải pháp giúp hộ chăn nuôi qua ‘cơn bĩ cực’ (22/04/2017)
- Kỹ thuật chọn giống thỏ (14/03/2017)
- Các nhà khoa học cảnh báo hiểm họa từ siêu vi khuẩn kháng thuốc (06/02/2017)
- Thị trường gia cầm Tết: Nỗi lo gà thải loại và trung gian đẩy giá (17/01/2017)
- Đang truy cập: 52
- Khách viếng thăm: 51
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 23050
- Tháng hiện tại: 127129
- Tổng lượt truy cập: 17108658
Ý kiến bạn đọc