
Chị Phạm Thị Hồng, thôn Trường Thọ, cũng là một hộ nuôi dê lai Bachboer có hiệu quả cao. Nhờ nuôi giống dê này, gia đình chị đã trở thành hộ có kinh tế khá giả tại địa phương. Chị cho biết: Giống dê lai Bachboer có ưu điểm phàm ăn, sinh sản nhanh, bình quân mỗi năm đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 con, trọng lượng dê khi sinh nặng từ 3-3,5kg/con, dê trưởng thành khoảng 100-150kg. Gia đình nuôi 40 con, hàng năm thu gần 100 triệu đồng, nhờ đó có điều kiện nuôi con ăn học và sắm sửa đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
Năm 2010, trên cơ sở từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất giống dê lai Bachboer xã Phước Hậu được hình thành và đi vào hoạt động. Ban đầu có 12 hộ tham gia thực hiện mô hình, với 72 con giống, nguồn vốn trên 420 triệu đồng, trong đó mỗi hộ được dự án đầu tư 6 con giống, với tổng trị giá trên 35 triệu đồng/hộ, ngoài ra các hộ còn được hướng dẫn về kỹ thuật, cách chăm sóc… Đến nay, đàn dê lai Bachboer đã phát triển rất mạnh tại địa phương, tổng đàn tăng lên gần 2.000 con, với 127 hộ nuôi và có chiều hướng phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Theo đồng chí Nguyễn Như Hùng Triết, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hậu, cho biết: Ưu điểm nổi trội của giống dê lai Bachboer là sinh sản tốt, chóng lớn, ít dịch bệnh, ăn được nhiều loại lá cây, nguồn thức ăn dễ tìm, đa dạng có sẵn tại địa phương, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giá thành cao hơn giống dê địa phương từ 18-20%. Đặc biệt những năm qua, diện tích cây táo phát triển rất mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi chủ động bổ sung nguồn thức ăn cho đàn dê. Tính đến nay, trong các hộ trồng táo thì có tới 85% đều nuôi dê Bachboer, tập trung nhiều nhất là tại hai thôn Trường Thọ và Trường Sanh, hộ nuôi ít nhất là 5 con, nhiều thì trên 100 con. Có thể nói, mô hình nuôi dê tại xã Phước Hậu đã mở ra hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, nâng cao thu nhập của người dân, qua đó góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Những tin mới hơn
- Nuôi chó làm kinh tế (20/12/2016)
- Ảnh hưởng của vitamin C và E lên năng suất sinh trưởng của gà (24/12/2016)
- Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở trứng gà (26/12/2016)
- Nuôi đặc sản phục vụ thị trường tết (04/01/2017)
- Tại sao heo nái đẻ ít con? (17/12/2016)
- Để gà đẻ nhiều trứng (16/12/2016)
- Kiểm soát mầm bệnh ở heo bằng dầu dừa (26/11/2016)
- Tình hình chăn nuôi tháng 11/2016 (05/12/2016)
- Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục và phối giống (06/12/2016)
- Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin lở mồm long móng cho gia súc (21/11/2016)
Những tin cũ hơn
- Dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà (21/10/2016)
- Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau (17/10/2016)
- Chăm sóc gà Đông Tảo một tháng tuổi (15/10/2016)
- Kỹ thuật chăn nuôi vịt con mới nở (13/10/2016)
- Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà (13/10/2016)
- Phòng bệnh cho vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa (10/10/2016)
- Chẩn đoán lâm sàng phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (10/10/2016)
- Các bệnh thường gặp ở chó nhỏ ai nuôi cũng phải biết (03/10/2016)
- Liên kết chăn nuôi làm giàu: Mô hình liên kết ngang (30/09/2016)
- Nuôi vịt chạy đồng "một vốn, bốn lời" (29/09/2016)
- Đang truy cập: 62
- Khách viếng thăm: 59
- Máy chủ tìm kiếm: 3
- Hôm nay: 8384
- Tháng hiện tại: 112463
- Tổng lượt truy cập: 17093992
Ý kiến bạn đọc