Trong quá trình chăn nuôi gà, bệnh tật gần như là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát hiện bệnh trong thời gian sớm để từ đó tìm cách điều trị kịp thời luôn là điều không hề dễ dàng. Thế nhưng, đây lại là điều tiên quyết, ảnh hưởng đến năng suất và thành công của vụ nuôi. Dưới đây là một số biểu hiện của gà bệnh, giúp bà con có thể tự mình phát hiện bệnh của gà với một số biểu hiện cơ bản và rõ ràng nhất.
1. Biểu hiện của gà bệnh 
Gà bị bệnh
2. Sát trùng chuồng trại – yếu tố quan trọng giúp phòng bệnh cho gà

Sản phẩm Iod Sát Trùng, Men rắc phân giải chất độn chuồng
Khi gà mắc bệnh, bà con sẽ thấy xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như sau:
– Khả năng vận động của gà: Với gà khoẻ, gà thường hoạt động liên tục trong ngày mà không hề mệt mỏi. Trong khi đó, với gà mắc bệnh, chúng thường hoạt động chậm chạp, ủ rũ, đứng yên hoặc đi lại chậm chạp.

Gà bị bệnh
Phòng bệnh khi nuôi và những điều cần lưu ý
– Lông gà: Với gà mắc bệnh, lông thường dựng lên. Trong khi đó, gà khoẻ thường sở hữu bộ lông bóng mượt, sát vào thân.
– Mắt: Gà mắc bệnh thường đứng yên, mắt nhắm nghiền, dễ chảy nước mắt.
– Mỏ: Cùng với nước mắt, gà ốm cũng thường chảy nước mũi, khó thở.
– Chân: Chân gà bệnh thường khô hoặc tím, ít di chuyển.
– Phân: Phân gà mắc bệnh thường lỏng, có màu xanh hoặc trắng và đôi khi là có màu đỏ như máu. Đặc biệt, phân gà thường hôi, bết dính ở hậu môn.
2. Sát trùng chuồng trại – yếu tố quan trọng giúp phòng bệnh cho gà
Có rất nhiều giải pháp khác nhau mà bà con nên áp dụng để có thể phòng bệnh cho gà hiệu quả. Trong đó, sát trùng chuồng trại là một trong những lựa chọn mang đến hiệu quả cao nhất, giúp loại bỏ mầm bệnh, đặc biệt là những bệnh gây ra virus.
Để sát trùng chuồng trại, bà con cần lựa chọn thuốc đúng cách với những tiêu chí như sau:
– Thuốc sát trùng cần có độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến người sử dụng, không ảnh hưởng đến chất lượng gà, không ảnh hưởng đến môi trường sống.
– Thuốc sát trùng cần có tác dụng với nhiều loại mầm bệnh khác nhau.
Sau khi chuẩn bị thuốc, bà con hãy thực hiện các thao tác sát trùng như sau:
– Bà con cần tiến hành sát trùng trước khi thả gà một vài ngày để đảm bảo loại bỏ mầm bệnh tối ưu.
– Quá trình sát trùng cũng cần được tiến hành sau khi bán gà. Trước khi thực hiện quy trình này, bà con cần tiến hành vệ sinh chuồng trại cũng như dọn sạch chất thải của gà trong chuồng.
– Quá trình sát trùng cũng nên được thực hiện định kỳ trong suốt quá trình nuôi. Thông thường, cứ khoảng 2 tuần bà con nên phun thuốc sát trùng 1 lần.
– Bà con cũng nên sát trùng khi dịch bệnh xảy ra ở xung quanh khu vực nuôi hoặc khi gà có biểu hiện mắc bệnh.
Cùng với sát trùng chuồng trại thường xuyên, để phòng bệnh cho gà, bà con hãy chú ý tiêm phòng cho gà theo định kỳ, xem xét biểu hiện của gà để điều trị kịp thời, chú ý đến chế độ ăn sao cho đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, về chế độ ăn, bà con nên cho gà ăn thức ăn được ủ bằng men ủ vi sinh để tăng sức đề kháng cho gà.
- Có thể dùng một số loại thuốc để vệ sinh sát trùng chuồng trại như : Iod Sát trùng, Men rắc phân giải chất độn chuồng, Men phun khử mùi nền chuồng.
- Có thể dùng một số loại thuốc để vệ sinh sát trùng chuồng trại như : Iod Sát trùng, Men rắc phân giải chất độn chuồng, Men phun khử mùi nền chuồng.


Sản phẩm Iod Sát Trùng, Men rắc phân giải chất độn chuồng
Nguồn tin: Người chăn nuôi
Từ khóa:
quá trình, chăn nuôi, không thể, tuy nhiên, kinh nghiệm, phát hiện, thời gian, kịp thời, không hề, dễ dàng, tiên quyết, ảnh hưởng, năng suất, thành công, biểu hiện, bà con, có thể, cơ bản, rõ ràng
Những tin mới hơn
- Gà đẻ ra trứng màu xanh nhờ kỹ thuật gen (27/08/2016)
- Cách chọn heo nái làm giống (29/08/2016)
- Tình hình sản xuất chăn nuôi tháng 8/2016 (05/09/2016)
- Kĩ thuật chọn giống và quản lí giống thỏ (08/09/2016)
- Chăn nuôi hướng về trang trại (25/08/2016)
- Phát hiện bò động dục và đỡ đẻ (18/08/2016)
- Kinh nghiệm ấp trứng vịt (16/08/2016)
- Kỹ thuật nuôi vịt – Nuôi nhốt theo hướng bền vững, an toàn (16/08/2016)
- 7 Kỹ Thuật Cần Biết Khi Nuôi Gà Thả Vườn (17/08/2016)
- Cách Kích Thích Gà Đẻ Nhiều Trứng (15/08/2016)
Những tin cũ hơn
- Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn (12/08/2016)
- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con (02/08/2016)
- Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh (29/07/2016)
- Chăm sóc bò cái trước và sau khi sinh (29/07/2016)
- Nắng nóng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (27/07/2016)
- Cách xử lý khi chó ăn phải bả (25/07/2016)
- Phòng chống cảm nóng mùa hè cho Chó (18/07/2016)
- “Chế phẩm sinh học, xu hướng chăn nuôi hiện đại” (22/06/2016)
- Công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: Chưa thể bứt phá (16/06/2016)
- Phát triển chăn nuôi trong điều kiện hạn hán (11/06/2016)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 37
- Khách viếng thăm: 36
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 2120
- Tháng hiện tại: 95718
- Tổng lượt truy cập: 8862825
Ý kiến bạn đọc