TP - Thời gian gần đây, hiện tượng lợn xuất khẩu sang Trung Quốc bị thải loại buộc phải quay đầu trở lại, gây ô nhiễm môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại Lạng Sơn.
Từ đầu năm nay, tại các đường mòn, lối mở ở Lạng Sơn như khu vực cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), Na Hình (huyện Văn Lãng), Bản Chắt (huyện Đình Lập), Bình Nghi (huyện Tràng Định), lợn được xuất bán qua biên giới rất nhiều.
Bà Hoàng Thị Thiều Hoa, Phó Chi cục trưởng Hải quan Chi Ma cho biết: Hiện nay có khoảng 10 hộ kinh doanh (chủ yếu là người huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) làm thủ tục mở tờ khai xuất bán lợn. Trung bình mỗi ngày ở cửa khẩu này có khoảng 20 đến 30 xe ô tô làm thủ tục xuất khẩu với hàng trăm tấn lợn hơi.
Ông Nguyễn Văn Huy, lái xe chở lợn từ Bắc Giang đến lối mở Co Sa (khu vực cửa khẩu Chi Ma), cho biết: Ô tô của ông chở 150 con lợn từ các tỉnh miền Trung mất 2-3 ngày mới đến biên giới rồi lại thêm thời gian chờ “dắt” lợn qua đường đồi. Thời tiết oi bức, thiếu thức ăn, đồ uống nên nhiều con bị kiệt sức; đối tác bên kia biên giới thải loại không thương tiếc những con ốm, yếu, chết.
Ông Hoàng Ngọc Tuyên, Q. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng 7 (Lạng Sơn) cho biết: Phía Trung Quốc yêu cầu lợn to, béo mỡ; nặng 80 kg trở lên mới nhập hàng. Số lượng lợn bị thải loại rất nhiều. Chủ lợn còn phải chi tiền cho người dân địa phương mang lợn thải đi chôn. “Tháng 3 vừa qua, chúng tôi lập đoàn kiểm tra thì phát hiện ở góc đồi, khe suối vùng biên, các thương lái lén lút vứt lợn chết khá nhiều. Có hôm, khi đi ngang qua khu vực Co Sa thì nghe thấy có tiếng quạ kêu; tìm đến nơi phát hiện 6 bao tải lớn đựng lòng, mề lợn vứt trong bụi rậm”, ông Tuyên kể.
Do phía Trung Quốc không chỉ yêu cầu lợn khỏe mà còn phải béo đẹp, vậy nên tại khu vực vùng biên cũng như một số điểm nghỉ dừng chân ở ven Quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) xuất hiện hàng chục cơ sở tắm lợn.
Bà Hoàng Thị Léc, trú tại xã Vân Thủy nói: “Suối Bản Dù trong xanh ngày nào giờ bị nhuộm đen với mùi hôi thối kinh khủng vì toàn bộ nước thải từ các cơ sở tắm lợn đều đổ trực tiếp xuống. Nhiều ruộng dọc suối, người dân không cày cấy vì nguồn nước tưới đã bị ô nhiễm, cây lúa không thể trổ bông, đậu hạt”.
Nguy cơ “lợn quay đầu” vào bữa ăn
Do số lượng lợn ốm, yếu, chết thải loại rất lớn nên không biết đổ đi đâu, một số thương lái bán lại cho người dân địa phương với giá rẻ. Sau đó số lợn này được tư thương mang về các chợ đầu mối trên địa bàn Lạng Sơn tiêu thụ.
Theo báo cáo của tỉnh Lạng Sơn, ngày 25/2, tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, lực lượng chức năng phát hiện 8 con lợn chết (trọng lượng trên 1,2 tấn) chuẩn bị được người dân mang về các lò mổ ở huyện Lộc Bình. Ngày 14/3, quản lý thị trường ngăn chặn một chủ cơ sở kinh doanh thịt lợn tại thành phố Lạng Sơn mua 5 con lợn chết, tổng trọng lượng 520 kg của chủ hàng buôn bán lợn qua biên giới “quay đầu”, định mang bán tại chợ Kỳ Lừa.
Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh cho gia súc trên địa bàn, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo người dân cảnh giác khi mua gia súc, gia cầm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, đồng thời kiến nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, xuất bán lợn qua biên giới.
Bà Hoàng Thị Thiều Hoa, Phó Chi cục trưởng Hải quan Chi Ma cho biết: Hiện nay có khoảng 10 hộ kinh doanh (chủ yếu là người huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) làm thủ tục mở tờ khai xuất bán lợn. Trung bình mỗi ngày ở cửa khẩu này có khoảng 20 đến 30 xe ô tô làm thủ tục xuất khẩu với hàng trăm tấn lợn hơi.
Ông Nguyễn Văn Huy, lái xe chở lợn từ Bắc Giang đến lối mở Co Sa (khu vực cửa khẩu Chi Ma), cho biết: Ô tô của ông chở 150 con lợn từ các tỉnh miền Trung mất 2-3 ngày mới đến biên giới rồi lại thêm thời gian chờ “dắt” lợn qua đường đồi. Thời tiết oi bức, thiếu thức ăn, đồ uống nên nhiều con bị kiệt sức; đối tác bên kia biên giới thải loại không thương tiếc những con ốm, yếu, chết.
Ông Hoàng Ngọc Tuyên, Q. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng 7 (Lạng Sơn) cho biết: Phía Trung Quốc yêu cầu lợn to, béo mỡ; nặng 80 kg trở lên mới nhập hàng. Số lượng lợn bị thải loại rất nhiều. Chủ lợn còn phải chi tiền cho người dân địa phương mang lợn thải đi chôn. “Tháng 3 vừa qua, chúng tôi lập đoàn kiểm tra thì phát hiện ở góc đồi, khe suối vùng biên, các thương lái lén lút vứt lợn chết khá nhiều. Có hôm, khi đi ngang qua khu vực Co Sa thì nghe thấy có tiếng quạ kêu; tìm đến nơi phát hiện 6 bao tải lớn đựng lòng, mề lợn vứt trong bụi rậm”, ông Tuyên kể.
Do phía Trung Quốc không chỉ yêu cầu lợn khỏe mà còn phải béo đẹp, vậy nên tại khu vực vùng biên cũng như một số điểm nghỉ dừng chân ở ven Quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) xuất hiện hàng chục cơ sở tắm lợn.
Bà Hoàng Thị Léc, trú tại xã Vân Thủy nói: “Suối Bản Dù trong xanh ngày nào giờ bị nhuộm đen với mùi hôi thối kinh khủng vì toàn bộ nước thải từ các cơ sở tắm lợn đều đổ trực tiếp xuống. Nhiều ruộng dọc suối, người dân không cày cấy vì nguồn nước tưới đã bị ô nhiễm, cây lúa không thể trổ bông, đậu hạt”.
Nguy cơ “lợn quay đầu” vào bữa ăn
Do số lượng lợn ốm, yếu, chết thải loại rất lớn nên không biết đổ đi đâu, một số thương lái bán lại cho người dân địa phương với giá rẻ. Sau đó số lợn này được tư thương mang về các chợ đầu mối trên địa bàn Lạng Sơn tiêu thụ.
Theo báo cáo của tỉnh Lạng Sơn, ngày 25/2, tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, lực lượng chức năng phát hiện 8 con lợn chết (trọng lượng trên 1,2 tấn) chuẩn bị được người dân mang về các lò mổ ở huyện Lộc Bình. Ngày 14/3, quản lý thị trường ngăn chặn một chủ cơ sở kinh doanh thịt lợn tại thành phố Lạng Sơn mua 5 con lợn chết, tổng trọng lượng 520 kg của chủ hàng buôn bán lợn qua biên giới “quay đầu”, định mang bán tại chợ Kỳ Lừa.
Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh cho gia súc trên địa bàn, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo người dân cảnh giác khi mua gia súc, gia cầm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, đồng thời kiến nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, xuất bán lợn qua biên giới.

Xuất bán lợn qua biên giới tại Lạng Sơn.
Tác giả bài viết: TranTuyen.MPV
Nguồn tin: Báo tiền phong
Nguồn tin: Báo tiền phong
Từ khóa:
thời gian, gần đây, hiện tượng, trở lại, ô nhiễm, môi trường, vệ sinh, an toàn, thực phẩm
Những tin mới hơn
- “Chế phẩm sinh học, xu hướng chăn nuôi hiện đại” (21/06/2016)
- Phòng chống cảm nóng mùa hè cho Chó (17/07/2016)
- Cách xử lý khi chó ăn phải bả (24/07/2016)
- Nắng nóng làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (27/07/2016)
- Công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: Chưa thể bứt phá (16/06/2016)
- Phát triển chăn nuôi trong điều kiện hạn hán (10/06/2016)
- Người thành phố tiếp tay cho dịch bệnh vì chăn nuôi trên sân thượng (01/06/2016)
- Nuôi gà thảo dược (01/06/2016)
- Độc đáo: ‘Đeo kính’ cho cả đàn gà để… khỏi đánh nhau (07/06/2016)
- Cuộc tháo chạy của những xe tải chở lợn ở biên giới chờ bán sang Trung Quốc (16/05/2016)
Những tin cũ hơn
- Thương lái Trung Quốc làm loạn thị trường Thịt Heo (04/05/2016)
- Nam Định: Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi trang trại ở Hiển Khánh (13/04/2016)
- Kỹ thuật nuôi gà ta nhanh lớn (13/04/2016)
- Bắc Giang: 4,5 triệu con gia cầm tại Yên Thế (07/04/2016)
- Cho nhập khẩu gà Trung Quốc: Cách để 'giết' người chăn nuôi (04/04/2016)
- Thu nhập 200 triệu đồng/năm từ nuôi thỏ (03/04/2016)
- Hồng Kông muốn nhập từ Việt Nam 1.500 con heo/ngày (31/03/2016)
- Kỹ thuật nuôi ngỗng trong nông hộ (29/03/2016)
- Chăm Sóc Lợn Mẹ Khi Đẻ & Cho Con Bú (28/03/2016)
- Kinh nghiệm nuôi vịt đẻ (27/03/2016)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 51
- Khách viếng thăm: 18
- Máy chủ tìm kiếm: 33
- Hôm nay: 5647
- Tháng hiện tại: 105447
- Tổng lượt truy cập: 9143780
Ý kiến bạn đọc