Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014, theo đó, ngành chăn nuôi sẽ tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cùng với bốn vấn đề cốt lõi để tái cơ cấu gồm: loại vật nuôi, vùng chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, chuỗi giá trị – ngành hàng.
Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014, theo đó, ngành chăn nuôi sẽ tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cùng với bốn vấn đề cốt lõi để tái cơ cấu gồm: loại vật nuôi, vùng chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, chuỗi giá trị – ngành hàng. Nhiều tỉnh trong cả nước đã xây dựng đề án tái cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, phát triển chăn nuôi đang đứng trước những lợi thế cần nắm bắt và thách thức phải tìm lời giải khả thi. Nhìn chung, các tỉnh khu vực này có những lợi thế và thách thức như sau:

Trâu nuôi tại Điện Biên
Những lợi thế
a. Lợi thế về không gian: Đa số các tỉnh có diện tích đất đai rộng, nhiều đồi rừng, mật độ dân cư còn thấp, nhiều cây rừng, lợi thế về nuôi đại gia súc. Đề án tái cơ cấu chăn nuôi đã được phê duyệt có định hướng chuyển dịch chăn nuôi đến các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Do vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ cần thiết ban đầu về sản xuất con giống, thức ăn và công nghệ chăn nuôi. Đây là bước đệm và cú hích để khai thông chăn nuôi cho vùng này. Như vậy, các tỉnh thuộc khu vực này cần phải xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với định hướng tái cơ cấu để tận dụng cơ hội đầu tư và chính sách hỗ trợ.
b. Lợi thế về nuôi trâu thịt và các vật nuôi đặc sản: Vùng Miền núi phía Bắc là khu vực có sản lượng thịt trâu cao nhất, chiếm tới 40,6% so với cả nước. Các giống trâu thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi và thổ nhưỡng nên phát triển tốt. Thị trường trâu thịt nước ta hiện tại cũng như tương lai là rất tiểm năng nên đây là cơ hội cho phát triển chăn nuôi loại vật nuôi này. Ngoài ra, vùng cũng có nhiều giống vật nuôi bản địa có nguồn gen quý hiếm như lợn Bản, lợn Mông, lợn Hung, gà H’Mông, gà Ri, gà Tủa Chùa, .., Các giống bản địa này khi được nuôi với phương thức chăn nuôi hữu cơ thì chất lượng thịt thơm ngon, thị trường tiêu thụ rộng mở và có tiềm năng. Sử dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên sẵn có, các hộ chăn nuôi cần đi theo hướng sản xuất các sản phẩm có có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sinh thái và kết hợp với du lịch là hướng đi quan trọng của vùng này.
c. Không chịu nhiều áp lực về môi trường và dịch bệnh: Với địa hình rộng và bị chia cắt bởi các dãy núi hiểm trở, mật độ chăn nuôi thấp, vùng miền núi phía Bắc không bị áp lực bởi vấn đề ô nhiễm môi trường như vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, do địa thế khá biệt lập và giao thương còn thấp nên dịch bệnh ít xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể khống chế và kiểm soát trong thời gian ngắn.

Giống gà đen tuyền Tủa Chùa
Những thách thức
a. Thách thức về thị trường: Cân đối cung cầu là thách thức hàng đầu cho việc sản xuất chăn nuôi của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Do dân cư thưa thớt và mức sống còn thấp nên cầu thực phẩm tại nội vùng là khá thấp, trừ trung tâm tỉnh lỵ và một số điểm du lịch. Ngoài ra, điều kiện địa hình hiểm trở, giao thông chưa thuận tiện là những yếu tố quan trọng đẩy giá thành sản phẩm lên cao khi đưa thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh vùng này mới sơ khai và thiếu kết nối, thiếu ổn định, chưa có tính cạnh tranh và chuyên nghiệp.
b. Thách thức về tiếp cận công nghệ chăn nuôi và thông tin: Trong sân chơi kinh tế thì công nghệ luôn là một công cụ để cạnh tranh vì nó tạo ra sự tối ưu về năng suất, chất lượng, giá thành và tính đặc biệt của sản phẩm. Vùng miền núi phía Bắc là nơi thiếu hụt nghiêm trọng các cơ sở nghiên cứu về chăn nuôi, các cơ sở cung ứng con giống con giống và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Đây cũng là vùng có mặt bằng dân trí khá thấp, như hiệu quả của hoạt động khuyến nông chưa cao, thông tin thị trường còn chưa kịp thời. Do vậy, việc tiếp cận và nắm bắt các công nghệ chăn nuôi hiện đại là thách thức không nhỏ cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
c. Thách thức về vốn đầu tư: Khu vực miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông không thuận tiện, sức mua thấp, giá thành sản xuất nông nghiệp cao hơn các vùng khác, do đó, đây là vùng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất con giống, trang trại, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, khi đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khó khăn thì tích lũy để đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm cũng hạn chế.
d. Thách thức trong đổi mới tư duy về kinh tế và hội nhập: Hiện nay, nhiều tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc vẫn còn nặng tư duy “có khả năng gì thì sản xuất ra sản phẩm đó” chứ không phải là “sản xuất ra sản phẩm thị trường cần”. Cốt lõi của vấn đề tái cơ cấu theo chuỗi giá trị – ngành hàng là các địa phương phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng mạnh tính liên kết giữa các tác nhân tham gia của chuỗi sản phẩm, đưa chất lượng lên hàng đầu. Ngoài ra, cần kết nối với các tỉnh khác trong việc cung cấp con giống, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Tóm lại, trong xu hướng sản xuất chăn nuôi thời kỳ mới, các tỉnh miền núi phía Bắc đang đứng trước những cơ hội và thách thức quan trọng. Việc phát hiện và khơi thông những tiềm năng, hạn chế những khó khăn, tối ưu hóa các giải pháp với thách thức là rất cần thiết để phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, từ đó, triển khai thành công đề án tái cơ cấu chăn nuôi./.
Thạc sỹ Võ Trọng Thành – Phòng Gia cầm và Gia súc nhỏ
Tác giả bài viết: ThS Võ Trọng Thành
Nguồn tin: cucchannuoi.gov.vn
Nguồn tin: cucchannuoi.gov.vn
Từ khóa:
chăn nuôi, nông nghiệp, phát triển, nông thôn, quyết định, nâng cao, giá trị, gia tăng, bền vững, vấn đề, phương thức
Những tin mới hơn
- Những sự thật không phải ai cũng biết về thú cưng (23/06/2015)
- 7 quy tắc kéo dài tuổi thọ với vật nuôi trên 7 năm tuổi (23/06/2015)
- Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi vào gà (24/06/2015)
- Cách xác định bò động dục và thời điểm phối giống thích hợp cho bò cái (25/06/2015)
- Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào? (22/06/2015)
- Bảo tồn giống bò vàng vùng cao nguyên đá: Tăng thu nhập cho người dân (19/06/2015)
- Thu lãi hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi gà công nghiệp (03/06/2015)
- Một số câu hỏi vui liên quan đến khoa học và chuyên ngành (11/06/2015)
- Chất thải trong chăn nuôi gia súc và một số biện pháp xử lý (19/06/2015)
- Khôi phục giống lợn Móng Cái Thuần chủng hướng chăn nuôi an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi (03/06/2015)
Những tin cũ hơn
- Lợn và gà phát sáng – cuộc cách mạng trong chăn nuôi (04/04/2015)
- Cảnh báo mới về đột biến gien của virus cúm A/H5N1 (26/04/2014)
- EU phản đối lệnh cấm nhập khẩu thịt từ EU của Nga (26/04/2014)
- Đề xuất nhiều quy định mới về thú y (26/04/2014)
- Lập hội nuôi tôm để làm giàu, giảm rủi ro (26/04/2014)
- Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 06/03/2014 (07/03/2014)
- Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 28/02/2014 (01/03/2014)
- Cúm gia cầm: Nguy cơ bùng phát thành đại dịch tại nhiều quốc gia (01/03/2014)
- Viện Chăn nuôi - Nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất (28/02/2014)
- Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 27/02/2014 (28/02/2014)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 15
- Khách viếng thăm: 14
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 760
- Tháng hiện tại: 17554
- Tổng lượt truy cập: 8881898
Ý kiến bạn đọc