Theo số liệu thống kê, cả nước có gần 10.000 HTX nông nghiệp (trong đó chủ yếu là HTX trồng trọt, chăn nuôi) và khoảng 140.000 tổ hợp tác với trên 2,3 triệu thành viên tham gia. Tổ hợp tác hình thành và phát triển rộng khắp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên tập trung lớn vẫn là trong nông nghiệp.
Kinh tế hợp tác luôn được Đảng và Nhà nước xác định có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Luật HTX cùng nhiều quyết định, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích các mô hình liên kết phát triển như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi… Các hình thức liên kết, các mô hình sản xuất mới ra đời đã mở ra hướng đi, tạo động lực mới trong sản xuất chăn nuôi.
Trang trại lợn
Khi mở rộng hình thức liên kết trong HTX (liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp – liên kết 4 nhà), người chăn nuôi sẽ tránh được tình trạng sản xuất manh mún. Một số mô hình liên kết sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc có sự gắn kết của các “nhà” đã thành công, như Sơn La, Nam Định, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…
Kinh nghiệm của nhiều nơi đã thành công là các chính sách hỗ trợ của nhà nước, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các nông hộ cần chuyển hỗ trợ thông qua nhóm hộ hoặc HTX. Qua khảo sát, đánh giá cho thấy hiệu quả chăn nuôi của các HTX đã mang lại lợi nhuận tốt cho người chăn nuôi.
Ví dụ, tại HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (TP.HCM) thu nhập bình quân của từng hộ thành viên HTX đạt 500 - 600 triệu đồng/năm. HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (Hà Nội) đang có hàng trăm trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô lớn, vừa và nhỏ, chia thành 2 hướng: Chăn nuôi công nghiệp khép kín tập trung và theo hướng bán công nghiệp. Phương thức chăn nuôi cũng được chia làm 2 mô hình: Mô hình liên kết gia công cho các công ty và mô hình tự đầu tư chăn nuôi theo hướng thị trường. Sự liên kết này đã giúp cho các thành viên chăn nuôi nâng cao kiến thức, phòng chống dịch bệnh tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
mô hình, sản xuất, đơn vị, kinh doanh, tổ hợp tác, liên kết, hỗ trợ, hoạt động, hiệu quả, tích cực, kinh tế, gia đình
Những tin mới hơn
- Mẹo khắc phục gia cầm cắn mổ nhau (17/10/2016)
- Dùng nước tỏi phòng chữa bệnh cúm gà (21/10/2016)
- Phước Hậu - Ninh Thuận: Hiệu quả từ nuôi dê lai Bachboer (04/11/2016)
- Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin lở mồm long móng cho gia súc (21/11/2016)
- Chăm sóc gà Đông Tảo một tháng tuổi (15/10/2016)
- Kỹ thuật chăn nuôi vịt con mới nở (13/10/2016)
- Chẩn đoán lâm sàng phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (10/10/2016)
- Phòng bệnh cho vật nuôi khi thời tiết chuyển mùa (10/10/2016)
- Biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở gà (13/10/2016)
- Các bệnh thường gặp ở chó nhỏ ai nuôi cũng phải biết (03/10/2016)
Những tin cũ hơn
- Nuôi vịt chạy đồng "một vốn, bốn lời" (29/09/2016)
- Có nên chăn nuôi gà thả vườn hay không? (28/09/2016)
- Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu (26/09/2016)
- Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn (24/09/2016)
- Nâng cao năng suất sinh sản của bò (19/09/2016)
- Một số kinh nghiệm chăn nuôi hươu sao có hiệu quả kinh tế cao (16/09/2016)
- Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo (13/09/2016)
- Những loại thức ăn gây bệnh cho gia súc (09/09/2016)
- Kĩ thuật chọn giống và quản lí giống thỏ (08/09/2016)
- Tình hình sản xuất chăn nuôi tháng 8/2016 (05/09/2016)
- Đang truy cập: 56
- Khách viếng thăm: 55
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 22167
- Tháng hiện tại: 126246
- Tổng lượt truy cập: 17107775
Ý kiến bạn đọc