Ngày 4/5/2019, UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã ban hành Quyết định 1981/QĐ-UBND công bố dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Đồi 61, huyện Trảng Bom. Như vậy, dịch tả lợn châu Phi đã chính thức Nam tiến.
Theo quyết định này, UBND huyện Trảng Bom công bố dịch tả lợn châu Phi tại ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 từ ngày 25/4/2019. Các vùng dịch trên địa bàn huyện Trảng Bom được xác định như sau:
Vùng bị dịch uy hiếp là trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch: Xã Đồi 61 và một phần xã Tây Hòa.
Vùng giám sát dịch bệnh là trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch; các xã và thị trấn còn lại trên địa bàn.
Ngay sau khi phát sinh ổ dịch, huyện Trảng Bom đã cho thành lập 2 chốt kiểm dịch (tạm thời) trên địa bàn xã Đồi 61; tạm ngừng hoạt động ba cơ sở giết mổ trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý các lò mổ lậu.
Được biết, ổ dịch này xuất phát từ đàn heo của một hộ nông dân ở ấp Tân Đạt, xã Đồi 61. Vào ngày 24/4, phát hiện heo cho nông dân này mắc bệnh, cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Đàn heo đã được tiêu hủy toàn bộ ngay sau đó.
Vùng bị dịch uy hiếp là trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch: Xã Đồi 61 và một phần xã Tây Hòa.
Vùng giám sát dịch bệnh là trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch; các xã và thị trấn còn lại trên địa bàn.
Ngay sau khi phát sinh ổ dịch, huyện Trảng Bom đã cho thành lập 2 chốt kiểm dịch (tạm thời) trên địa bàn xã Đồi 61; tạm ngừng hoạt động ba cơ sở giết mổ trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý các lò mổ lậu.
Được biết, ổ dịch này xuất phát từ đàn heo của một hộ nông dân ở ấp Tân Đạt, xã Đồi 61. Vào ngày 24/4, phát hiện heo cho nông dân này mắc bệnh, cơ quan chức năng đã lấy mẫu đi xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi. Đàn heo đã được tiêu hủy toàn bộ ngay sau đó.

Cán bộ kiểm dịch phun tiêu độc khử trùng cho đàn heo đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ thiệt hại cho dịch tả lợn châu Phi, đối tượng áp dụng là hộ chăn nuôi, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã,… Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để người dân khôi phục sản xuất.
Tỉnh Đồng Nai cũng quy định chi phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh như sau: lợn con theo mẹ 300.000 đồng/con; lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi: 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi: 2.000.000 đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị: 3.000.000 đồng/con; lợn nái, lợn đực giống đang khai thác: 4.500.000 đồng/con.
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – thừa nhận, ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó là phát hiện ở Việt Nam, ngành chức năng, chính quyền địa phương, người chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần, các biện pháp phòng chống được triển khai nhưng đường lây lan của dịch tả lợn châu Phi là vô cùng phức tạp nên khó tránh khỏi.
“Rất may, ổ dịch mới phát hiện ở xã Đồi 61 là ổ dịch nhỏ, nếu khống chế kịp thời thì hạn chế rất nhiều nguy cơ lây lan” – ông Đoán nói.
Tỉnh Đồng Nai cũng quy định chi phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh như sau: lợn con theo mẹ 300.000 đồng/con; lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi: 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi: 2.000.000 đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị: 3.000.000 đồng/con; lợn nái, lợn đực giống đang khai thác: 4.500.000 đồng/con.
Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – thừa nhận, ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Trung Quốc, sau đó là phát hiện ở Việt Nam, ngành chức năng, chính quyền địa phương, người chăn nuôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần, các biện pháp phòng chống được triển khai nhưng đường lây lan của dịch tả lợn châu Phi là vô cùng phức tạp nên khó tránh khỏi.
“Rất may, ổ dịch mới phát hiện ở xã Đồi 61 là ổ dịch nhỏ, nếu khống chế kịp thời thì hạn chế rất nhiều nguy cơ lây lan” – ông Đoán nói.
Khánh Nguyên
Nguồn: Dân việt
Nguồn: Dân việt
Những tin mới hơn
- Tái đàn lợn mà không khai báo trong thời gian xảy ra bệnh dịch sẽ bị xử phạt (10/06/2019)
- Vắc xin dịch tả heo châu Phi do Việt Nam nghiên cứu có hiệu quả thử nghiệm tốt (03/07/2019)
- An toàn sinh học đối với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ như thế nào? (04/07/2019)
- Bộ NN&PTNT khuyến cáo một số biện pháp an toàn sinh học để phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi (01/08/2019)
- Còn trục lợi, dịch còn lan nhanh (22/05/2019)
- Dịch tả lợn Châu Phi: “Vỡ trận” do thiếu nhân lực hay do chủ quan? (16/05/2019)
- Người nông dân xứ dừa thoát nghèo, làm giàu từ nuôi bò (13/05/2019)
- 29 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi, đã tiêu hủy trên 1,3 triệu con lợn (13/05/2019)
- Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chú trọng gia súc ăn cỏ (16/05/2019)
- Nghiên cứu Vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF đạt bảo hộ 92% trên heo rừng (10/05/2019)
Những tin cũ hơn
- Hai loại vắc xin rất cần cho heo nái, heo hậu bị, heo thịt và heo con! (02/05/2019)
- Cục Thú y chính thức thông báo: Dịch tả lợn Châu Phi đã vào Việt Nam (20/02/2019)
- Đề phòng khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam (19/02/2019)
- 2 phương án khẩn cấp ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi (18/02/2019)
- Tại sao gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường mệt mỏi, còi xương? (13/02/2019)
- Hàn Quốc: Xuất hiện bệnh lở mồm long móng ở một trang trại bò sữa (30/01/2019)
- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo! (29/01/2019)
- Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả! (27/01/2019)
- Chất sinh học mới Axit Fulvic giúp hỗ trợ sức khỏe gia cầm (27/01/2019)
- Giải pháp cân bằng trong khẩu phần ăn dành cho heo nái và heo con (22/01/2019)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 74
- Khách viếng thăm: 71
- Máy chủ tìm kiếm: 3
- Hôm nay: 8487
- Tháng hiện tại: 112566
- Tổng lượt truy cập: 17094095
Ý kiến bạn đọc