Trên cơ sở điều kiện vùng miền và các đối tượng nuôi cụ thể, Bộ NN&PTNT và các địa phương đã và đang chỉ đạo tái cơ cấu vùng chăn nuôi theo hướng chăn nuôi lợn chuyển từ các vùng có mật độ dân số cao như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ sang vùng Bắc Trung Bộ, miền núi phía bắc và Tây Nguyên.
Chăn nuôi gà ổn định cơ cấu và quy mô tại vùng Đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng sang vùng Tây Nguyên. Chăn nuôi bò thịt phát triển ở các vùng duyên hải miền Trung và trung du miền núi phía bắc; chăn nuôi bò sữa ở các vùng truyền thống và có khả năng đầu tư công nghệ cao như Mộc Châu, Ba Vì, Lâm Đồng, Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa…
Trong phương thức chăn nuôi, Bộ phối hợp với các địa phương chỉ đạo tập trung chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao.
Chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao đang có xu hướng phát triển mạnh với các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và nước ngoài đầu tư như TH, Hoàng Anh Gia Lai, Bình Hà, DABACO, Thái Dương…
Cả nước hiện có hơn 200 mô hình chăn nuôi áp dụng VietGAP được cấp chứng nhận với quy mô từ hàng nghìn đến mấy trục triệu con/lứa. Quy trình trên sẽ được hướng dẫn triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.
Một số tỉnh đã tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường, trong đó doanh nghiệp là nòng cốt, xác định các chuỗi ngành hàng lợi thế của địa phương.
Hiện nay đã xuất hiện một số sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu mạnh. Ví dụ, năm 2015, thịt lợn sữa đông lạnh xuất sang Trung Quốc, Hong Kong đạt 39.400 tấn, trị giá 103,5 triệu USD; trứng vịt muối xuất khẩu sang Malaysia, Singapore, Trung Quốc đạt 31,6 triệu quả, trị giá 4,9 triệu USD; mật ong xuất khẩu sang Mỹ, Triều Tiên, Đài Loan đạt 56.400 tấn, trị giá 140 triệu USD…
Theo Cục Chăn nuôi, từ năm 2013 đến nay, ngành đã có sự chuyển biến khá rõ nét về chất lượng đàn giống vật nuôi, nhiều giống vật nuôi có năng suất cao được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Cùng với đó đã có nhiều thay đổi đầu tư trong phát triển chăn nuôi từ các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, chất lượng sản phẩm chăn nuôi được kiểm soát tốt hơn.
Sản xuất chăn nuôi tăng trưởng khá cao và chuyển đổi theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất tăng trung bình 4,1%/năm (năm 2013 tăng 3,4%, 2014 tăng 4,6%, năm 2015 tăng 4,3%, quý I/2016 tăng 4,2%)… Đến nay các sản phẩm chăn nuôi trong nước đã đáp ứng cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và bước đầu cho xuất khẩu.
Nguồn tin: Báo điện tử chính phủ
Những tin mới hơn
- Một số kinh nghiệm chăn nuôi hươu sao có hiệu quả kinh tế cao (15/09/2016)
- Nâng cao năng suất sinh sản của bò (18/09/2016)
- Kinh nghiệm nuôi thỏ ít bị dịch bệnh và mau lớn (24/09/2016)
- Hướng dẫn làm chuồng nuôi chim bồ câu (25/09/2016)
- Phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo (12/09/2016)
- Những loại thức ăn gây bệnh cho gia súc (09/09/2016)
- Cách chọn heo nái làm giống (28/08/2016)
- Tình hình sản xuất chăn nuôi tháng 8/2016 (04/09/2016)
- Kĩ thuật chọn giống và quản lí giống thỏ (07/09/2016)
- Gà đẻ ra trứng màu xanh nhờ kỹ thuật gen (26/08/2016)
Những tin cũ hơn
- Phát hiện bò động dục và đỡ đẻ (17/08/2016)
- 7 Kỹ Thuật Cần Biết Khi Nuôi Gà Thả Vườn (16/08/2016)
- Kỹ thuật nuôi vịt – Nuôi nhốt theo hướng bền vững, an toàn (15/08/2016)
- Kinh nghiệm ấp trứng vịt (15/08/2016)
- Cách Kích Thích Gà Đẻ Nhiều Trứng (15/08/2016)
- Một số biểu hiện gà bệnh cần biết (14/08/2016)
- Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn (11/08/2016)
- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Ngăn chăn bệnh tiêu chảy ở heo con (02/08/2016)
- Làm sao để mỗi lứa đẻ heo nái vừa đông con, vừa khỏe mạnh (28/07/2016)
- Chăm sóc bò cái trước và sau khi sinh (28/07/2016)
- Đang truy cập: 9
- Hôm nay: 1974
- Tháng hiện tại: 11827
- Tổng lượt truy cập: 8876171
Ý kiến bạn đọc