Chăm sóc tốt và theo dõi tại khu vực sinh đẻ có ảnh hưởng lớn đến số lượng heo con còn sống và phát triển tốt tới khi cai sữa. Theo một cuộc khảo sát năm 1995 của hội quản lý và chăn nuôi heo ở Hoa Kỳ, trung bình số heo con chết ở các trang trại nhỏ là khoảng 0,88 - 9,4% tổng số heo con sinh ra. Hai nguyên nhân chính của việc heo con chết trước cai sữa là bị tổn thương cơ học (48,7%) và đói sữa (20,5%). Nhiều khảo sát khác đã chỉ ra rằng hơn 50% các hường hợp heo con bị tử vong xảy ra trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi sinh.
Chăm sóc tốt và theo dõi tại khu vực sinh đẻ có ảnh hưởng lớn đến số lượng heo con còn sống và phát triển tốt tới khi cai sữa. Theo một cuộc khảo sát năm 1995 của hội quản lý và chăn nuôi heo ở Hoa Kỳ, trung bình số heo con chết ở các trang trại nhỏ là khoảng 0,88 - 9,4% tổng số heo con sinh ra. Hai nguyên nhân chính của việc heo con chết trước cai sữa là bị tổn thương cơ học (48,7%) và đói sữa (20,5%). Nhiều khảo sát khác đã chỉ ra rằng hơn 50% các hường hợp heo con bị tử vong xảy ra trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi sinh.

Heo con theo mẹ
Heo con được sinh ra chứa năng lượng dự trữ cho khoảng một ngày, chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể cho đến khi được vài ngày tuổi. Do đó, bất cứ các tác nhân dẫn đến giảm lượng sữa hoặc giảm khả năng hấp thụ sữa, chẳng hạn như bị lạnh hoặc tiếp xúc với sinh vật gây bệnh đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái của heo con mới sinh, đều có thể dẫn tới thiệt hại đầu con hay phát triển không bình thường của đàn heo con.
Heo con mới sinh có thể được chia thành hai loại: Bình thường và bất thường. Điều quan trọng là phải nhận ra sự khác biệt giữa heo con bình thường và heo con bất thường để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời. Heo con bình thường sẽ được sinh ra một cách nhanh chóng, tự đứng bằng đôi chân của nó trong vòng 1 đến 2 phút và có thể bú được trong khoảng 15 phút. Nếu heo giống là một con nái tốt và môi trường sinh đẻ là thích hợp, heo con bình thường phát triển tốt mà không cần nhiều sự giúp đỡ từ những người chăm sóc.
Heo con bất thường là những con bị suy yếu do quá trình sinh sản, có trọng lượng nhẹ, có một hoặc nhiều khuyết tật bẩm sinh, thường chậm đạt bầu vú, hoặc hay bị lạnh. Heo con bị suy yếu trong quá trình sinh sản bao gồm những con đã bị thiếu oxy nhưng không bị chết, tưởng chừng như suýt chết non nhưng đã được hồi sinh, và heo con từng bị chấn thương. Heo nái càng già thì càng xác suất xảy ra vấn đề này càng cao. Những con heo con nhẹ, đặc biệt là những con có trọng lượng dưới 2,75 pound (1,2kg) lúc sơ sinh sẽ ít có khả năng sống sót đến khi cai sữa hơn những con có khối lượng nặng hơn. Vẹo chân là một khuyết tật bẩm sinh thường thấy ở heo bất thường. Heo con bị tật thường chậm chạp trong việc tự đứng dậy và bú sữa. Tình trạng suy yếu của chúng làm ảnh hưởng khả năng cạnh tranh với những heo con cùng lứa bình thường khác để giành núm vú của heo nái trong những giờ đầu tiên sau khi sinh. Điều này làm giảm lượng sữa non mà chúng nhận được. Heo con bị lạnh thường có nhiệt độ cơ thể thấp và có thể dẫn đến chếtThường thì những con heo này có biểu hiện run và tụm lại với các con heo đồng lứa khác để ấm hơn do nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.
Một số giải pháp trong bài viết này có ý nghĩa với tất cả những chú heo con sinh cùng một lứa, số còn lại chủ yếu là dành cho những chú heo con bất thường.
Chú ý quá trình sinh đẻ
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc chú ý theo dõi và hỗ trợ heo nái đẻ có thể làm tăng tỷ lệ sống của heo con ngay khi sinh và khi heo cai sữa. Bằng việc theo dõi quá trình đẻ của heo, ta có thể nhanh chóng xác định được những heo con bất thường để có thể hỗ trợ ngay. Tuy nhiên, các trại chăn nuôi nên cân nhắc các chi phí và lợi ích của việc hỗ trợ đẻ cho heo nái. Do có nhiều con đẻ tại cùng một thời điểm và cần được chăm sóc ở cùng một thời gian (do số lượng heo nái nhiều, heo đẻ hàng loạt hoặc đẻ liên tục trong một dãy chuồng) để tiết kiệm nhân lực, nâng cao hiệu quả lao động.
Úm heo - Phòng ngừa cảm lạnh cho heo con
Tại chuồng đẻ cần phải có hai vùng nhiệt khác nhau: một vùng mát cho heo nái 60-65 °F (16 – 18ºC) và một vùng ấm cho heo con mới sinh ra 85-95 °F (tức 30 - 35 ºC) trong vài ngày đầu, sau đó giảm xuống 70-80 °F (tức 21 – 27 ºC). Để đạt được mục tiêu này, nên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 65-70 °F (tức 18 – 21 ºC) và cung cấp hệ thống sưởi ẩm ở khu vực heo con.

Bố trí ô úm cho heo
Theo dõi sát sao heo nái và các phản ứng của đàn con để đảm bảo nhiệt độ phù hợp ở khu vực úm. Nếu lượng nhiệt được cung cấp bởi các nguồn cung cấp nhiệt (bóng đèn, đèn ga, máy sưởi…) tại khu vự úm quá lớn, heo con sẽ tự động di chuyển xa nguồn nhiệt. Điều này không chỉ lãng phí điện năng mà còn có thể gây ra các hậu quả như heo nái quá nóng, tăng tỷ lệ chết của heo con. Các yêu cầu về nhiệt độ của heo con thược được đáp ứng nếu chúng nằm ở sát nhau. Nếu chúng được xếp một đàn số lượng lớn, cần chú ý đến việc cung cấp nhiệt nhiều hơn.
Cung cấp hệ thống sưởi tại ô úm bắt đầu khoảng 24 tiếng trước khi quá trình sinh đẻ có thể xảy ra theo dự kiến. Đèn nhiệt, tấm lót nhiệt, thiết bị bức xạ nhiệt là các cách phổ biến để cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi khu vực trong chuồng đẻ. Tuy nhiên vùng đặt thiết bị sưởi chỉ nóng ở một phía mà heo nái nằm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thêm một đèn nhiệt bổ sung được đặt ở phía bên kia của ô úm trong chuồng đẻ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong của heo con. Các nguồn nhiệt đảm bảo cho heo con sơ sinh được được ấm áp ngay lập tức. Điều quan trọng là phải có một lượng nhiệt bổ sung trực tiếp phía bên kia ô úm trước khi đẻ và cho đến khi đẻ xong.

Thắp bóng úm trước 24h khi heo nái sinh dự kiến
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn tin: sưu tầm
Nguồn tin: sưu tầm
Từ khóa:
chăm sóc, theo dõi, khu vực, sinh đẻ, ảnh hưởng, số lượng, phát triển, khảo sát, quản lý, chăn nuôi, kỳ trung, trang trại, tổng số, sinh ra, nguyên nhân, tổn thương, tử vong
Những tin mới hơn
- Các giống bò nội địa (06/08/2015)
- Kỹ thuật chăn nuôi cừu (06/08/2015)
- Phương pháp thiến lợn đực (06/08/2015)
- Phẫu thuật vá mũi trâu bò (08/08/2015)
- Kỹ thuật nuôi chuột bạch (06/08/2015)
- Kỹ thuật chăn nuôi thỏ hộ gia đình (05/08/2015)
- Tìm hiểu về thức ăn khô cho thú cưng. (02/07/2015)
- Bốn “nút thắt” của ngành chăn nuôi (16/07/2015)
- Các giống gà ở Việt Nam (05/08/2015)
- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P2) (01/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Làm thế nào để cún ngừng tiêu chảy? (27/06/2015)
- Giống chó Bắc Hà - Một trong tứ đại danh khuyển (26/06/2015)
- Cho chó ngủ cùng giường, tốt hay không? (26/06/2015)
- Cách xác định bò động dục và thời điểm phối giống thích hợp cho bò cái (25/06/2015)
- Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi vào gà (24/06/2015)
- 7 quy tắc kéo dài tuổi thọ với vật nuôi trên 7 năm tuổi (23/06/2015)
- Những sự thật không phải ai cũng biết về thú cưng (23/06/2015)
- Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào? (22/06/2015)
- Bảo tồn giống bò vàng vùng cao nguyên đá: Tăng thu nhập cho người dân (19/06/2015)
- Chất thải trong chăn nuôi gia súc và một số biện pháp xử lý (19/06/2015)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 28
- Khách viếng thăm: 15
- Máy chủ tìm kiếm: 13
- Hôm nay: 2145
- Tháng hiện tại: 92370
- Tổng lượt truy cập: 8859477
Ý kiến bạn đọc