Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành tại 29 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Theo thống kê, đã có trên 1,2 triệu con lợn bị tiêu hủy.
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê, đến ngày 12/5/2019, bệnh dịch nguy hiểm này đang xảy ra tại 2.296 xã của 204 huyện tại 29 tỉnh, thành phố, khiến các địa phương đã phải tiêu hủy trên 1,2 triệu con lợn, chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn của cả nước.
Theo Cục Thú y, hiện đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế và 55 xã thuộc 36 huyện của 16 tỉnh, thành phố khác đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Cục Thú y cũng cho biết, dịch tả lợn châu Phi cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Gần nhất là Trung Quốc, các ổ dịch được ghi nhận xuất hiện tại 31 tỉnh khiến trên 10 triệu con lợn đã bị tiêu hủy và quốc gia này đã tiêu tốn trên 1 tỉ USD cho công tác phòng chống dịch.
Tại Campuchia, các ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ ngày 22.3 với địa bàn xảy ra dịch tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk của Việt Nam. Tại Mông Cổ đã ghi nhận 11 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.
Theo Cục Thú y, hiện đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế và 55 xã thuộc 36 huyện của 16 tỉnh, thành phố khác đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Cục Thú y cũng cho biết, dịch tả lợn châu Phi cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Gần nhất là Trung Quốc, các ổ dịch được ghi nhận xuất hiện tại 31 tỉnh khiến trên 10 triệu con lợn đã bị tiêu hủy và quốc gia này đã tiêu tốn trên 1 tỉ USD cho công tác phòng chống dịch.
Tại Campuchia, các ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ ngày 22.3 với địa bàn xảy ra dịch tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk của Việt Nam. Tại Mông Cổ đã ghi nhận 11 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.

Xử lý lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại xã Hoàng Diệu (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) trong ngày 10.5
Cũng theo Cục Thú y, công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi còn nhiều bất cập khiến dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Một số địa phương chưa chủ động giám sát, chưa nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh, chậm báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, chậm công bố dịch. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, chưa tổ chức chống dịch, dẫn đến trường hợp người dân bán chạy lợn bệnh, làm lây lan dịch bệnh.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN - PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, một số địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện. Nhưng có trường hợp, địa phương chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra môi trường. Gần đây nhất tại Hải Phòng, cơ quan chức năng phát hiện xử lý tiêu hủy 395 xác lợn trôi sông.
Cục Thú y cũng nhấn mạnh, tại nhiều nơi, kỹ thuật tiêu hủy không bảo đảm, lợn bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn, rơi vãi ra môi trường. Lực lượng tham gia giết hủy lợn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự phát tán và lây lan mầm bệnh trong quá trình tiêu hủy.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN - PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, một số địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện. Nhưng có trường hợp, địa phương chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra môi trường. Gần đây nhất tại Hải Phòng, cơ quan chức năng phát hiện xử lý tiêu hủy 395 xác lợn trôi sông.
Cục Thú y cũng nhấn mạnh, tại nhiều nơi, kỹ thuật tiêu hủy không bảo đảm, lợn bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn, rơi vãi ra môi trường. Lực lượng tham gia giết hủy lợn chưa được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm giảm thiểu sự phát tán và lây lan mầm bệnh trong quá trình tiêu hủy.
Nguồn: thanhnien.vn
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Bộ NN&PTNT khuyến cáo một số biện pháp an toàn sinh học để phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi (01/08/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 8/10: Miền Bắc cán mốc 60.000 đồng/kg (07/10/2019)
- Giá heo hơi hôm nay 10/10: Giá heo tiếp đà tăng ngoạn mục (09/10/2019)
- An toàn sinh học đối với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ như thế nào? (03/07/2019)
- Vắc xin dịch tả heo châu Phi do Việt Nam nghiên cứu có hiệu quả thử nghiệm tốt (02/07/2019)
- Dịch tả lợn Châu Phi: “Vỡ trận” do thiếu nhân lực hay do chủ quan? (15/05/2019)
- Còn trục lợi, dịch còn lan nhanh (22/05/2019)
- Tái đàn lợn mà không khai báo trong thời gian xảy ra bệnh dịch sẽ bị xử phạt (09/06/2019)
- Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chú trọng gia súc ăn cỏ (15/05/2019)
Những tin cũ hơn
- Người nông dân xứ dừa thoát nghèo, làm giàu từ nuôi bò (12/05/2019)
- Nghiên cứu Vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF đạt bảo hộ 92% trên heo rừng (10/05/2019)
- Dịch tả lợn Châu Phi Nam tiến, xuất hiện ở Đồng Nai (06/05/2019)
- Hai loại vắc xin rất cần cho heo nái, heo hậu bị, heo thịt và heo con! (01/05/2019)
- Cục Thú y chính thức thông báo: Dịch tả lợn Châu Phi đã vào Việt Nam (19/02/2019)
- Đề phòng khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam (19/02/2019)
- 2 phương án khẩn cấp ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi (18/02/2019)
- Tại sao gà đẻ nuôi nhốt trong lồng thường mệt mỏi, còi xương? (12/02/2019)
- Hàn Quốc: Xuất hiện bệnh lở mồm long móng ở một trang trại bò sữa (30/01/2019)
- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo! (29/01/2019)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 60
- Khách viếng thăm: 56
- Máy chủ tìm kiếm: 4
- Hôm nay: 21430
- Tháng hiện tại: 72550
- Tổng lượt truy cập: 17054079
Ý kiến bạn đọc