1. Tác nhân gây bệnh
Thể cấp ở manh tràng do Eimeria tenella. Thể cấp ở ruột non so E.Necatrix, E.Brunetti. Thể mãn tính do E.maxima, E.acervulina, E.Mivati và E.paraecox. Bệnh xảy ra quanh năm và ở khắp các hộ nuôi và các trại chăn nuôi gà.
Đặc biệt là vào mùa mưa và chuồng nuôi ẩm thấp, cho gà uống nước không đúng kĩ thuật, kế phát của các bệnh tiêu chảy phân ướt chuồng như: Gumboro, E.Coli, Bạch lỵ…
2. Triệu chứng
- Thể cấp tính (manh tràng), gà bệnh ỉa ra máu (phân gà sáp) khoảng 4-5 ngày khi nhiễm bệnh, ử rũ, xù cánh, giảm ăn, thiếu máu với tỷ lệ chết cao.
- Thể mãn tính, gà bệnh đầy bụng tiêu chảy phân sống hoặc tiêu chảy phân sền sệt, thiếu máu, giảm ăn, trọng lượng giảm và giảm tỷ lệ đẻ trứng.
- Khi mắc cầu trùng gà dễ bội nhiễm do E.Coli, bạch lỵ nên bức tranh lâm sàng còn phức tạp hơn nhiều.
Gà ủ rủ, màu phân của gà bị bệnh, ỉa ra máu tươi
3. Bệnh tích
- E.tenella: máu tụ đầy ở manh tràng. Nhiều điểm xuất huyết đỏ và điểm trắng ở niêm mạc manh tràng.
- E.necatrix: Đoạn giữa của ruột trương to, chứa đầy máu và dịch. Niêm mạc ruột dày lên.
- E.Bruneti: Tổn thương đoạn cuối ruột non và vùng gần manh tràng. Niêm mạc ruột dày lên và mất màu. Bề mặt niêm amcj bị bào mòn.
- E.maxima: đoạn giữa ruột trương to, chứa đầy dịch nhày lẫn máu, niêm mạc dày lên và có nhiều điểm xuất huyết.
- E.acervulina: Có vệt trắng khắp ruột, nhưng nặng ở manh tràng. Niêm mạc ruột xuất huyết.
Ruột non, manh tràng xuất huyết và hoại tử
4.Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ, vacxin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng, dùng các thuốc có thành phần như Sulfadimethoxine, Toltrazuril, Sulfaquinoxaline phòng bệnh định kì mỗi tháng từ 2-3 lần mỗi lần dùng 2-3 ngày, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Đây là cách phòng bệnh rất hiệu quả và kinh tế.
5.Trị bệnh
+ Phác đồ 1: Sử dụng COLICOC 5-10ml/1 lít nước uống kết hợp với 39-VITA-AMIN
+ Phác đồ 2: Sử dụng COLI 102 2g/lít nước tương đương 1g/5-7kg TT kết hợp với BIOTIN B2B5 50g/80kg thức ăn. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
+ Phác đồ 3: Sử dụng DICLAZURIL1g/ lít nước tương đương 1g/10-12kg TT kết hợp với MARPHASOL THẢO DƯỢC 1-2g/lít nước. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
+ Phác đồ 4: Sử dụng MARCOC E.COLI 1g/12-15 kg TT ngày tương đương 1g/2 lít nước uống kết hợp với MEN TIÊU HÓA 100g/300kg thức ăn. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Nếu dùng được men sống vào thức ăn hoặc pha vào nước cho uống thì sẽ hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, nhanh hàn gắn vết thương niêm mạc đường ruột.
Sản phẩm dùng trong điều trị
Nguồn tin: Theo tài liệu bệnh điều trị Marphavet
Những tin mới hơn
- Phòng và điều trị hội chứng hen trên gà, chim cút (19/07/2013)
- Bệnh viêm âm đạo, tử cung ở lợn nái (19/07/2013)
- Bệnh ORT, hen phức hợp trên gà (10/02/2014)
- Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 02/03/2014 (03/03/2014)
- Bệnh viêm vú ở lợn (19/07/2013)
- Bệnh tai xanh (Sốt đỏ, PRRS) (19/07/2013)
- Bệnh dịch tả lợn (Classica swine Fever, Hog Cholera Suis) (19/07/2013)
- Bệnh dịch tả vịt ngan (Duck Pestis - DP) (19/07/2013)
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza) (19/07/2013)
- Bệnh đầu đen trên gà (19/07/2013)
Những tin cũ hơn
- Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ( Leucocytozoonosis in chickens) (19/07/2013)
- Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) (19/07/2013)
- Bệnh đóng dấu lợn (Swine Erysipelas) (19/07/2013)
- Bệnh Gumboro ở gà (Infectious Bursal Disease) (19/07/2013)
- Bệnh phó thương hàn lợn (Samonellosis) (19/07/2013)
- Đang truy cập: 11
- Khách viếng thăm: 10
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 1928
- Tháng hiện tại: 95526
- Tổng lượt truy cập: 8862633
Ý kiến bạn đọc