Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que. Trước năm 1994, vi khuẩn
được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện
nay các loại vi khuẩn thường được gọi là ORT. O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm.
O. rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu,
chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.
2. Triệu chứng, bệnh tích
Hen khẹc, vẩy mỏ, chảy nước mắt, sưng phù đầu, tím tái mào tích, gà ho, hắt hơi, giảm tăng trọng,
giảm sản lượng trứng. Bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao, dùng kháng sinh thông thường bệnh có thuyên
giảm nhưng không đáng kể. Bệnh lây lan nhanh từ huyện này sang huyện khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác
trong một thời gian ngắn. Hiện nay chúng tôi đã phát hiện bệnh tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương,
Vĩnh Phúc, Bình Định, Đăk Lăk và nhiều tỉnh thành khác.
Những kháng sinh có tác dụng như: Erythromycine, Tilcomycin, Doxycilline, Neomycine, Florfenicol,
Enroflocine, Lincomycine, Amoxicilline…
Mùa xuân thời tiết ẩm ướt hoặc khi thời tiết giao mùa bệnh ORT rất dễ ghép với nấm phổi gây chết
trầm trọng hơn nên khi điều trị cần lưu ý dùng kết hợp thuốc chữa nấm phổi và hen như: NEOTATIN,
NYSTA - PRED…
Bệnh biểu hiện viêm phổi, O. rhinotracheale cũng có thể gây tử vong đột ngột ở gia cầm non thông
qua nhiễm trùng não và hộp sọ, làm suy yếu xương sọ. Loại O. rhinotracheale nhiễm trùng có thể thấy
có hoặc không có các triệu chứng đường hô hấp trên. Ở gà trên 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale có thể
gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50 %. Một loại O. rhinotracheale nhiễm trùng ở gà
cũng gây ra tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương và viêm xương tủy, thường thấy mủ, dịch
tiết nhầy nhụa trong các khớp xương của các loài chim què. Nhiễm trùng O. rhinotracheale ở gà dẫn đến
tỷ lệ tử vong tăng, giảm sản lượng trứng và giảm chất lượng trứng. Ngoài ra các yếu tố như: Virus, vi
khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium…), stress, thông gió không đầy đủ, vệ
sinh kém, nồng độ amoniac cao cũng có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Bệnh tích khi mổ khám:
- Túi khí đục
- Xuất huyết thanh khí quản
- Viêm xuất huyết hóa cục ở phổi
- Màng niêm mạc mắt viêm phù thũng
- Gan sưng to, xuất huyết
- Kế phát với E.coli và một số bệnh khác sẽ biểu hiện viêm thận, sưng, xuất huyết tim.
4. Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng, chủng vaccin, dùng các loại thuốc
kháng sinh, Vitamin, Điện giải, Men tiêu hóa: Trộn định kỳ Marphamox premix, Doxy 2% premix,
Marflomix vào thức ăn để phòng bệnh có hiệu quả.
5. Trị bệnh: Gồm 2 bước
* Bước 1: Chủng vaccin với liều gấp đôi
Bệnh dễ ghép với Newcastle (ND) và viêm phế quản truyền nhiễm (IB) nên trước khi điều trị cần
dùng lại vaccin ND-IB với liều gấp đôi. (kể cả trước đó đã dùng vaccin này).
* Bước 2: Kết hợp kháng sinh đặc trị bệnh ORT với thuốc bổ. Lựa chọn 1 trong số 6 phác đồ
điều trị cho hiệu quả tối ưu sau:
Cách 1: Trộn NYSTA – PRED với liều 1g/1 lít nước uống, pha lẫn với MARPHASOL THẢO DƯỢC
1g/1 lít nước uống. Kết hợp tiêm đồng thời MARFLO - LA với liều 1ml/10kg thể trọng.
Cách 2: Cho uống TINSINMAR 1ml/4 lít nước, kết hợp cho uống MARFLOVET 1ml/2 lít nước, kết hợp
với MARPHASOL THẢO DƯỢC, ba loại thuốc này pha lẫn cho uống cả ngày lẫn đêm.
Cách 3: Giống cách 1 nhưng thay MARFLO – LA bằng MARTRILL 5% tiêm với liều 1ml/4kg TT/ngày,
tiêm trong 3-4 ngày.
Cách 4: Kết hợp NEOTATIN + MARPHASOL THẢO DƯỢC+ DOXY 50% pha theo tỷ lệ tương ứng
5+10+2 pha với 20 lít nước uống.
Cách 5: Kết hợp MARDOXY + COLI 102 + MARPHASOL THẢO DƯỢC pha theo tỷ lệ tương ứng
1+2+2 pha với 4 lít nước uống, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Cách 6: Kết hợp ERYMAR + SULFATRI 5-1 + MARPHASOL THẢO DƯỢC pha theo tỷ lệ tương
ứng 1+1+2 pha với 2 lít nước uống, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Đây được cho là các phác đồ hiệu quả nhất hiện nay. Có thể kết hợp dùng thêm GIẢI ĐỘC GAN,
SORBITOL COMPLEX
Nguồn tin: infomarphavet
nhiễm trùng, gà tây, vi khuẩn, mức độ, nghiêm trọng, phụ thuộc, khả năng, vấn đề, nhiễm bệnh, đặc biệt, can thiệp, kịp thời, ORT, Ornithobacterium rhinotracheale, Marphavet
Những tin mới hơn
- Hội chứng tiêu chảy ở bò sữa (16/03/2015)
- Bệnh sán lá gan ở bò sữa (FASCIOLOSIS) (16/03/2015)
- Bệnh viêm vú bò sữa (Mastitis) (17/03/2015)
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ (17/03/2015)
- Bệnh kí sinh trùng đường máu (bệnh tiên mao trùng) (16/03/2015)
- Bệnh bại liệt sau khi sinh ở bò sữa (16/03/2015)
- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc TS. Trần Đức Hạnh khuyến cáo phác đồ tốt và hiệu quả nhất điều trị bệnh mới ORT trên gà (16/04/2014)
- Nguyên tắc và bí quyết kết hợp kháng sinh (17/04/2014)
- Qui trình phòng bệnh cho bò sữa (12/03/2015)
- Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 02/03/2014 (03/03/2014)
Những tin cũ hơn
- Bệnh viêm âm đạo, tử cung ở lợn nái (19/07/2013)
- Phòng và điều trị hội chứng hen trên gà, chim cút (19/07/2013)
- Bệnh viêm vú ở lợn (19/07/2013)
- Bệnh tai xanh (Sốt đỏ, PRRS) (19/07/2013)
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Infectious Coryza) (19/07/2013)
- Bệnh dịch tả vịt ngan (Duck Pestis - DP) (19/07/2013)
- Bệnh dịch tả lợn (Classica swine Fever, Hog Cholera Suis) (19/07/2013)
- Bệnh đầu đen trên gà (19/07/2013)
- Bệnh cầu trùng ở gà, vịt, ngan, cút ( Coccidiosis in poultry ) (19/07/2013)
- Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ( Leucocytozoonosis in chickens) (19/07/2013)
- Đang truy cập: 61
- Khách viếng thăm: 39
- Máy chủ tìm kiếm: 22
- Hôm nay: 8091
- Tháng hiện tại: 135476
- Tổng lượt truy cập: 17117005
Ý kiến bạn đọc