Chẩn đoán phân biệt heo nhiễm bệnh E.coli với các bệnh khác
Dấu hiệu lâm sàng | Ảnh hưởng tới heo | Nguyên nhân | Kiểm soát và điều trị | |||||
Biểu hiện | Tuổi heo con | Heo nái | Phòng | Điều trị | Kháng sinh | Công việc khác | ||
Heo bị tiêu chảy | Lỏng và có màu vàng | 0-3 ngày | Nái tơ | - E.coli | Vaccine và nâng cao sức đề kháng | Kháng sinh uống hoặc tiêm | Quinolones | Theo dõi và dùng kháng sinh phòng |
Cả ở nái tơ và nái dạ | - E.coli | Ở Heo nái mang thai | ||||||
Màu nâu, lẫn máu, có bọt khí | 0-7 ngày | Cả ở nái tơ và nái dạ | Clostridium spp | Vaccine và tăng cường sức đề kháng | Kháng sinh uống và tiêm | Kháng sinh nhóm beta-lactam | Chú ý: cùng vào, cùng ra | |
Màu trắng | > 7 ngày | Cả ở nái tơ và nái dạ | Cầu trùng | Kháng sinh uống hoặc tiêm | Toltatruzil | Tối ưu hóa vệ sinh và khử trùng | ||
Còi cọc chậm lớn | 0-2 ngày | Heo mẹ giảm, không cho bú | Thuốc kháng sinh + thuốc chống viêm | Xem lại hội chứng MMA | ||||
>2 ngày | Quản lý thức ăn và nước Nhiệt độ trong phòng | Quản lý môi trường | Cho ăn, uống đầy đủ + đảm bảo vệ sinh. | |||||
0- cai sữa | Nhiễm PRRS | Tiêm phòng | ||||||
Các bệnh hô hấp | Ho | Bụi hoặc các điều kiện môi trường bất lợi | Khắc phục các nguyên nhân môi trường | |||||
Sốt | Cúm heo và PRRS (là nguyên nhân chính) | Ổn định sức khỏe heo trong trại |
Như vậy, trong tuần đầu sau khi sinh những heo con nhiễm E.coli phân thường có màu vàng và rất lỏng, điều này giúp chúng ta dễ dàng phân biệt với các bệnh khác:
- Tiêu chảy do Clostridium: phân thường màu nâu, có thể có vết máu.
- Tiêu chảy do Rotavirus: thường chỉ xảy ra trên nái tơ (heo nái đẻ lứa đầu).
- Tiêu chảy do PED : phân có chất nhầy và mùi đặc trưng.
- Tiêu chảy do Cầu trùng: Phân thường có màu trắng.
- Ngoài ra, khi heo con theo mẹ bị tiêu chảy trong tuần đầu sau sinh cũng cần phân biệt với Clostridium tuyp A (tuyp độc tố).
Với những trại bùng phát bệnh tai xanh - PRRS dịch tiêu chảy thường kéo dài do có sự kế phát E.coli.
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy (số con mắc tiêu chảy/tổng đàn) thường rất cao ở tuần đầu nhưng có tỷ lệ chết rất thấp.
Có thể dùng kháng sinh thích hợp để phòng bệnh và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn (phương pháp này hiện nay không được khuyến cáo sử dụng vì dễ dẫn tới lạm dụng kháng sinh → kháng kháng sinh).
Chẩn đoán phân biệt bệnh E.coli trong phòng thí nghiệm
Đối với các trường hợp thực tế, bệnh tích khi mổ khám rất phức tạp, do vậy việc lấy mẫu gặp nhiều khó khăn. Với E.coli ưu tiên lấy mẫu ở ruột, tuy nhiên trong trường hợp cấp tính chúng ta có thể sẽ tìm thấy nhiều loại vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.
Đặc tính của vi khuẩn E.coli
Hầu hết các chủng vi khuẩn E.coli cùng song song tồn tại ký sinh trong cơ thể vật nuôi nhưng chỉ có 1 số ít chúng có thể là tác nhân gây bệnh, vì vậy chúng ta cần phân biệt rõ chủng vi khuẩn và độc lực mà chúng gây ra.
Với những ca bệnh thực tế trong thời gian qua, chúng tôi đã phân loại được một số chủng có cấu trúc kháng nguyên khác nhau:

Vi khuẩn E.coli được tìm thấy ở các trang trại không được tiêm vaccin chủ yếu có kháng nguyên K88, sau đó tới kháng nguyên K99, 987P và hiếm gặp F41 đặc biệt với heo nái đẻ lứa đầu. Hiện tại vẫn chưa tìm thấy sự tồn tại của kháng nguyên F18 ở độ tuổi này.
Điều trị heo con nhiễm bệnh E.coli
Để kiểm soát cũng như điều trị bệnh, chúng ta có thể chia các độ tuổi của heo con để có giải pháp phù hợp và hiệu quả khi bệnh xảy ra.
Tuần đầu tiên sau khi sinh
Nếu heo con bị tiêu chảy do vi khuẩn E.coli trong tuần đầu sau khi sinh chúng ta cần thực hiện các bước sau để kiểm soát và điều trị bệnh

3 ngày đầu sau sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát tỷ lệ chết ở heo con theo mẹ.
Đây cũng là giai đoạn môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của heo con do vậy đặc biệt cần chú ý tới nhiệt độ úm và tốc độ gió trong chuống nuôi
Những lưu ý trong giai đoạn này
• Đảm bảo heo con bú đủ sữa non (sữa non (sữa đầu) có kháng thể trong huyết thanh và nồng độ globulin miễn dịch cao sẽ giúp kiểm heo con đề kháng tốt với dịch bệnh.)
• Khẩu phần ăn cho heo nái cần đầy đủ dinh dưỡng và nên cho ăn tự do
• Vệ sinh tích cực và thực hiện All-In / All-Out cũng làm giảm các yếu tố gây bệnh → do đó cũng làm giảm số lượng E. coli trong môi trường.
• Nếu cần điều trị kháng sinh để nhanh chóng kiểm soát bệnh bạn có thể dùng fluoroquinolones hoặc cephalosporin → sau đó theo thử nghiệm kháng sinh đồ.
Giai đoạn 3-7 ngày

Phác đồ điều trị cho giai đoạn này:
- Tiếp tục duy trì dinh dưỡng cho heo nái.
- Chất lượng nước và lượng nước cần đủ và sạch
- Có thể điều trị heo tiêu chảy bằng kháng sinh bột hoặc tiêm.
- Khi heo tiêu chảy cần chú ý bù nước và điện giải
- Tránh tự trộn thức ăn cho heo nái để tránh tăng áp lực nhiễm trùng.
Heo con theo mẹ từ tuần 2 trở đi
E. coli thường khá phức tạp ở độ tuổi này vì vậy nếu heo con bị tiêu chảy nên được điều trị bằng kháng sinh.
Nếu E. coli là tác nhân gây bệnh chính, chúng ta cầm xem lại hiệu quả của trương trình vaccine khả năng miễn dịch của heo nái và các yếu tố môi trường cần được kiểm tra lại.
Như vậy: Việc chẩn đoán và điều trị heo con theo mẹ nhiễm E.coli
|
Hiện nay, Công ty CP thuốc thú y MPV đã có vắc xin MAR - E.COLIVAC phòng sưng phù đầu do E.coli dung huyết gây viêm ruột tiêu chảy ở heo.

Nguồn tin: www.vietdvm.com
phân biệt, nhiễm bệnh, dấu hiệu, lâm sàng, ảnh hưởng, nguyên nhân, kiểm soát, biểu hiện, kháng sinh, nâng cao, theo dõi, lưu ý, tiêu hóa, chú ý, tối ưu, vệ sinh, khử trùng, hội chứng, quản lý, thức ăn, nhiệt độ
Những tin mới hơn
- Phòng bệnh cho gà trong mùa lũ theo khuyến cáo của Marphavet (25/09/2018)
- Bệnh lở mồm long móng trên gia súc (FMD) (04/12/2018)
- Nguyên tắc chữa bệnh Truyền nhiễm và Tai xanh, Lở mồm long móng kế phát (16/01/2019)
- BỆNH GẠO LỢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT (28/03/2019)
- Một số phương pháp chẩn đoán mang thai trên bò (22/09/2018)
- Một số đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn châu Phi (15/09/2018)
- Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh (27/05/2017)
- Hệ tiêu hóa ở heo con và bệnh tiêu chảy (28/11/2017)
- Bệnh viêm màng phổi ở lợn (31/08/2018)
- 17 nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng nổi mẩm đỏ trên heo (28/03/2017)
Những tin cũ hơn
- Bệnh sa ruột (Hernia) trên heo con (08/10/2016)
- Bệnh viêm tuyến vú và nấm da trên thỏ (03/08/2016)
- Kinh nghiệm về nuôi bồ câu (20/07/2016)
- Một số bệnh sinh sản thường gặp vào mùa hè ở lợn đực giống (18/07/2016)
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả (18/07/2016)
- Bệnh sốt giật canxi ở chó mẹ nuôi con (16/07/2016)
- Bệnh viêm da tiết dịch do Staphylococcus hyicus (15/07/2016)
- Nhìn màu lòng đỏ biết sức khỏe đàn gà đẻ trứng! (25/06/2016)
- Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy (24/06/2016)
- Các bước phòng chống nắng nóng cho heo trong mùa hè (03/06/2016)
- Đang truy cập: 15
- Khách viếng thăm: 14
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 36
- Tháng hiện tại: 20922
- Tổng lượt truy cập: 8885266
Ý kiến bạn đọc