Thịt thỏ có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát (nhất là những người vừa ốm dậy), dạ dày nóng gây nôn, đái ra máu.
Dạng dùng thông thường là thịt nấu chín ăn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc nguồn gốc thực vật trong những trường hợp sau:
- Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100-200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng nhiều ngày.
- Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 100-200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo Tàu 15-20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.

Hình minh họa
Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như:
Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu, mắt mờ, có màng mộng, đau mắt. Ngày dùng 16-20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn;
Tiết thỏ (thỏ huyết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ;
Xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng, chữa đầu váng, háo khát dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở;
Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ trẻ em, trúng độc, sang lở;
Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó;
Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi./.
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Nguồn tin: Sức khỏe và đời sống
Nguồn tin: Sức khỏe và đời sống
Những tin mới hơn
- Kỹ thuật nuôi ngỗng trong nông hộ (29/03/2016)
- Bệnh rụng lông mổ cắn nhau ở gà (31/05/2016)
- Các bước phòng chống nắng nóng cho heo trong mùa hè (02/06/2016)
- Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy (23/06/2016)
- Chăm Sóc Lợn Mẹ Khi Đẻ & Cho Con Bú (28/03/2016)
- Biện pháp quản lí và phòng bệnh trong chăn nuôi heo (27/03/2016)
- Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ (14/03/2016)
- Biểu hiện của bệnh thiếu máu trên gà (14/03/2016)
- Nguyên tắc điều trị và dùng thuốc trong thú y (17/03/2016)
- Bệnh Care ở chó (Bệnh sài sốt) (22/09/2015)
Những tin cũ hơn
- Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh ở lợn và gà (15/09/2015)
- Phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho lợn (31/08/2015)
- Mổ bụng lấy thai trâu bò trong trường hợp khó đẻ (30/08/2015)
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò (27/08/2015)
- Bệnh viêm âm đạo, viêm tử cung ở lợn nái (18/08/2015)
- Bệnh còi xương ở lợn (22/06/2015)
- Hội chứng suy dinh dưỡng ở lợn (13/06/2015)
- Hội chứng ngộ độc thức ăn của lợn (13/06/2015)
- Một số câu hỏi vui liên quan đến khoa học và chuyên ngành (10/06/2015)
- Điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con (07/05/2015)
TIN MỚI
Thăm dò ý kiến
VIDEO MỚI
Bộ đếm
- Đang truy cập: 34
- Hôm nay: 3977
- Tháng hiện tại: 85272
- Tổng lượt truy cập: 5095759
Ý kiến bạn đọc